Saturday, June 27, 2009

Ngày Quân Lực 19-6 Denver Colorado































Ha^n hoan cha`o mu+`ng su+. ra ddo+`i cu?a Ho^.i Cu+.u SVSQ Tru+` Bi. Thu? Ddu+'c/DDo^`ng Dde^' Colorado, Hoa Ky` nha^n nga`y Qua^n Lu+.c 19. 06. 2009
Ki'nh chu'c quy' ddo^`ng mo^n tha`nh co^ng
Cha`o quye^'t tha('ng "Cu+ An Tu+ Nguy".
Ha?i Trie^`u
604 879 1179
DDa.i die^.n To^?ng Ho^.i Thu? Ddu+'c Ha?i Ngoa.i
DDa.i die^.n Lie^n Ho^.i Thu? Ddu+'c Canada
Dda.i die^.n Ho^.i Cu+.u SVSQ Thu? Ddu+'c /Ddo^`ng Dde^' Vancouver, BC, Canada.

Nguyet-San Viet-Nam
http://www.nsvietnam.com
http://www.nsvietnam.com/online/online.html

Tin Denver – Trong tình hình kinh tế không tốt đẹp cho Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung thì việc thành lập một hội đoàn để sinh hoạt quả là nhiêu khê và khó thực hiện nếu không có tinh thần dấn thân và hy sinh phục vụ. Những hào quang vương giả của nước Mỹ của những thập niên 2000 trở về trước đã biến mất để lại những tâm trạng đầy hoang mang và bi quan cho hầu hết dân chúng Hoa Kỳ khi mỗi ngày thứ Sáu. Một tâm trạng hồi hộp lo âu khôgn biết có nhận được tấm giấy màu hồng (Giấy nghỉ việc, Pink Slip). Nhưng sự kiện bi thảm này không thấy được trong lòng những quan khách tại Denver tối Chủ Nhật 14/6/2009.

Gần 600 quan khách ngồi kín nhà hàng King’s Land, nhà hàng duy nhất có sức chứa trên 500 người tại Denver Colorado. Được biết đây là lần đầu tiên hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang đã được thành hình tại Denver. Với quyết tâm thành lập hội nhân dịp ngày Quân Lực 19/6 ông Nguyễn Trọng Cường và một số anh em cựu quân nhân xuất thân từ 2 quân trường Thủ Đức và Đồng Đế đã không quản ngại khó khăn đứng ra thành lập hội. Quyết tâm của anh em đã được đáp ứng bởi đồng hương và các mạnh thường quân. Cảm tưởng của chúng tôi những người đến từ nam California trong 3 ngày lưu ngụ tại đây đều chung một nhận xét: Người Việt tại Colorado rất hiếu khách. Lo lắng và săn sóc 6 người từ nam California rất chu đáo và tận tình.

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là khách danh dự được mời chủ toạ buổi tiệc cùng sự hiện diện của ông Nguyễn Vạn Thắng, Chủ tịch Cộng Đồng Denver Colorado, ông Nguyễn Phương Hùng đại diện Dân Biểu Trần Thái Văn, ông Phạm Hòa, Hội trưởng Hội Đồng Đế Nha Trang tại Nam California cùng phái đoàn gồm ông Vũ Thái Bình, Trần Anh Tuấn. Thành phần các hội đoàn Cựu Quân Nhân điạ phương như Không Quân, Hải Quân, Nhảy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt Độgn Quân. Một chiến hữu Hải Quân đã rộng rãi ủng hộ 2 ngàn mỹ kim. Danh sách mạnh thường quân khá dà chúng tôi không thể ghi chép toàn bộ trên trang báo.

Một sân khấu được trang hoàng với hàng chữ nền vàng chữ đỏ: “Mừng Ngày Quân Lực 19/6” một khẩu súng garant cắm ngược được úp lên bởi nón sát bên cạnh bi-đông nước (biểu tượng người khuất bóng), thùng đạn và một bàn thờ với khói nhang, trầm hương và hoa quả tạo thành một khung cảnh đầy xúc động trong lễ truy điệu. Nghi thức khai mạc thường lệ với 5 cựu SVSQ trong quân phục kaki vàng, mũ lưỡi trai qua phần chào Quốc Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau đó phần đặt vòng hoa tử sĩ với hình màu cờ VNCH, Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được mời lên đặt vòng hoa tử sĩ trước bàn thờ trong khi bản nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ được trổi lên với chiêng trống kêu gọi những Hương Linh Anh Hùng Tử Sĩ về Thượng Hưởng chứng giám tấm lòng thành của những người may mắn còn lại sau cuộc chiến. Sau phần đặt vòng hoa, cựu chiến sĩ Nhày Dù Nguyễn Huy Hoàng cùng ca sĩ Lệ Hằng đã ngâm bài Chiến Sĩ Trận Vong để chấm dứt phần nghi lễ sau khi niệm hương.

Chương trình được mở màn với 2 bản hợp ca Xuất Quân và Lục Quân Việt Nam. Ông Trần Đức Hận (MC) đã đọc lời Chào Mừng và tuyên bố lý do xen kẽ qua 2 bản hợp ca. Ông Hội Trưởng Nguyễn Trọng Cường, một cựu Tù Nhân Chính Trị xuất thân khóa 10B/72 đương kim Hội Trưởng của nhiệm kỳ thứ nhất đã đọc điễn văn nói về ý nghĩa Ngày Quân Lực. Chương trình văn nghệ xen lẫn với phần đọc diễn văn lần lượt của ông Nguyễn Vạn Thắng, Chủ Tịch Cộng Đồng Denver, Colorado, bài viết của một đại diện giới trẻ đã ca ngợi sự hi sinh của thế hệ Ông, Cha, Chú Bác. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong phần phát biểu cảm tưởng đã tả lại hiện tình đất nước trong những giây phút cuối cùng ngày 30/4/1975 và ca tụng sự chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam. Cựu Thiếu Tướgn cũng không quân nhắn nhủ thế hệ thứ hai, thứ ba về những thành quả đã gặt hái và đừng quên bổn phận tranh đấu cho một nước Việt Nam Dân Chủ, Tự Do.

Ông Nguyễn Phương Hùng đại điện Dân Biểu Trần Thái Văn đã trao bằng Tưởng Lục chúc mừng đến hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang. Ông Hùng nói: “ … Dân Biểu Trần Thái Văn đã sinh trưởng trong một gia đình quân đội, là cháu ruột gọi bằng cậu, cố Trung Tướng Dư Quốc Đống, cựu Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù, DB Trần Thái Văn đã ý thức tầm quan trọng của những người quân nhân trong quân đội VNCH, Những hi sinh, mất mát và đóng góp cho đất nước đã xứng đáng cho các cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế được tiếp nhận bằng Tưởng Lục này. Không ai hiểu và thông cảm người Việt bằng người Việt, xin quý hội nhận tấm bằng Tưởng Lục như một món quà của văn phòng Dân Biểu Trần Thái Văn, chúc mừng sự hình thành của Hội và Vinh Danh Ngày Quân Lực…” Ông Nguyễn Trọng Cường đã thay mặt Hội tiếp nhận vinh dự.

Chương trình sau đó được tiếp tục với phần văn nghệ giúp vui và dạ vũ. Các ca sĩ đến từ nam California như Lệ Hằng, Tuyết Hạnh, Vũ Thái Bình hợp cùng ca sĩ điạ phương trong những màn đơn ca, song ca, hợp ca qua những bản hùng ca, những tình khúc thời chinh chiến. Đặc biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo thể theo lời yêu cầu của một số chiến hữu đã trình bày một bản nhạc tiếng Pháp.

Ngoài chương trình Vinh Danh Quân Lực và ra mắt Hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang, Ban Tổ Chức cũng đã kêu gọi gây quỹ giúp Thương Phế Binh Thủ Đức và Đồng Đế. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đề nghị lấy tên ngọn đồi số 10 làm mốc gây quỹ (ám chỉ 10 ngàn mỹ kim). Ban tổ chức lúc 10 giờ đêm tuyên bố số tiền ủng hộ là 9400 mỹ kim. Ông nguyễn Phương Hùng lên sân khấu kêu gọi tiếp: “Chúng tôi những nghệ sĩ đến từ Nam California giúp vui cho đồng hương Denver và không nhận thù lao của BTC, chúng tôi kêu gọi đồng hương Denver sẽ không phụ lòng đóng góp của chúng tôi và sự mong muốn của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là “ngọn đồi số 10”. Và sau lần đếm 1, 2 một người trẻ, anh tên Sử Ngọc Minh, chủ nhân tiệm vàng chưa hề mặc nhà nhà binh nhưng rất yêu đời lính đã ủng hộ 600 mỹ kim để tròn con số 10 ngàn kỹ kim. BTC cho biết toàn bộ số tiền 10 ngàn mỹ kim sẽ được dành cho quỹ cứu trợ TPB.

Thursday, June 18, 2009

Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa


Hoàn cảnh chánh trị lúc Quân Đội Quốc Gia VN ra đời
Lịch sử thành lập Quân Đội Việt Nam Cộng Hòa là một tiến trình khá phức tạp trải dài trong nhiều năm, và g¡n liền với những diễn biến của giòng lịch sử Việt Nam cận đại. Để độc giả có một ý niệm khái quát về sự hình thành đó, chúng tôi xin tóm lược hoàn cảnh chính trị của nước nhà vào thời kỳ chiến tranh Việt Nam b¡t đầu bùng nổ.

Sau khi Đệ Nhị Thế Chiến chấm dứt, quân đội viễn chinh Pháp trở sang Đông Dương đem theo lực lượng hùng hậu chiếm đóng ba xứ Việt, Miên, Lào, với manh tâm đặt lại nền đô hộ trên các thuộc địa cũ theo chánh sách thực dân cố hữu của người Pháp. Tướng De Gaulle bổ nhiệm đô đốc Thierry d'Argenlieu làm cao ủy Đông Dương và danh tướng Leclerc de Haute Cloque làm tư lệnh quân đội viễn chinh. Vào cuối tháng 9 năm 1945, quân đội Pháp đã núp bóng quân đội Anh do tướng Gracey chỉ huy để giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 16 trở xuống.

Cuộc xâm lăng mới của Pháp này đã gặp sức kháng cự mạnh mẽ của người Việt Nam, nhất là các đoàn thể võ trang như Việt Minh, Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên trong miền Nam, và các đảng phái quốc gia như Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đại Việt ở miền Trung và B¡c. Mặc dù tinh thần kháng chiến chống thực dân của dân ta rất cao, nhưng vì vũ khí thô sơ và tổ chức còn rời rạc, nên các lực l ượng võ trang này bị quân Pháp đánh bại mau lẹ. Đa số phải rút về thôn quê hay vào bưng biền để tổ chức trường kỳ kháng chiến. Tuy một số dân chúng còn lại ở các thành phố và vùng bị chiếm đóng đã phải ngả theo Pháp vì lý do sinh kế hoặc muốn được yên thân, nhưng trong lòng đa số dân Việt lúc đó đều nuôi dưỡng tinh thần yêu nước, mong sớm phục hồi được độc lập và thống nhất cho quốc gia.

Trong số những người phải ra cộng tác với Pháp, một số đã gia nhập quân đội viễn chinh và được gọi là Thân Binh Đông Dương (Partisans Indochinois). Về sau, vì nhu cầu chiến tranh bành trướng mau lẹ, người Pháp đã tuyển mộ lính địa phương tại chỗ và lập thành các lực lượng phụ thuộc (forces suppletives) do sĩ quan Pháp chỉ huy. Tưởng cũng nên nhấn mạnh rằng: không phải ai hợp tác với người Pháp cũng đều là Việt Gian. Ngược lại, nhiều người là những phần tử Quốc Gia chân chính chỉ muốn nhờ cậy vào thế lực của Pháp để chống lại bọn Cộng Sản Việt Minh.

Sang năm 1948, giải pháp Bảo Đại ra đời với chủ trương đoàn kết các lực lượng quốc gia để chống Việt Minh, vì lúc đó thành phần này đã ngả theo phe Cộng Sản quốc tế, dưới sự lãnh đạo của Nga, Tàu để chống lại khối dân chủ tây phương.

Theo hiệp ước Élysée ký ngày 8 tháng 3 năm 1949 giữa quốc trưởng Việt Nam Bảo Đại và tổng thống Pháp Vincent Auriol, nước Việt Nam được trao trả nền độc lập, có quân đội và chính sách ngoại giao riêng. Do đó, quân đội Việt Nam được chính thức thành lập và lấy tên là Quân Đội Quốc Gia Việt Nam.

Thời kỳ phôi thai (1946-1949)
Do nghị định quốc phòng ngày 13 tháng 4 năm 1949, quân độc Việt Nam được thành lập, lúc đầu lấy tên là Vệ Binh Quốc Gia (Garde Nationale). Quân Đội Việt Nam lúc này có qui chế riêng và lương bổng được hưởng tương đối cao hơn phụ lực quân lúc trước. Ba đơn vị chiến đấu đầu tiên được thành lập ngày 1 tháng 10 năm 1949 là các tiểu đoàn bộ binh số 18, 2, và 3, gọi t¡t là BVN (Batallion Vietnamien hay Bê Vê En). Lần lượt, các lực lượng quân sự phụ thuộc khác như Cộng Hòa Vệ Binh trong Nam, Bảo Vệ Quân ở miền Trung (sau đổi tên là Việt Binh Đoàn) và Bảo Chính Đoàn ở B¡c, v.v. được thuyên chuyển qua hoặc sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia. Còn các lực lượng võ trang của các giáo phái như Cao Đài, Hòa Hảo, Bình Xuyên tại miền Nam Việt Nam hoặc trở về hợp tác với chánh phủ quốc gia, hoặc rút vào bưng, nhưng sau đó cũng bị tiêu diệt lần hồi. Quân số Quân Đội Quốc Gia Việt Nam vào cuối năm 1949 là 45,000 người, không kể các lực lượng còn trong hệ thống quân đội Pháp.

Thời kỳ thành lập (1950-1952)
Ngày 11 tháng 5 năm 1950, thủ tướng Trần Văn Hữu tuyên bố thành lập Quân Đội Quốc Gia với lập trường chống Cộng, gia tăng quân số lên 60,000 người, do ngân sách quốc gia đài thọ 40%, phần còn lại do Pháp gánh chịu. Viện trợ Mỹ cũng b¡t đầu giao thẳng cho các đơn vị Việt Nam, chứ không qua trung gian quân đội Pháp theo chương trình Viện Trợ Hỗ Tương Quốc Phòng MDAP (Mutual Defense Assistance Program). Trưởng phái bộ viện trợ Hoa Kỳ đầu tiên tại Việt Nam là đại tướng O'Daniel. Các quân trường lớn được b¡t đầu thành lập trong thời kỳ này gồm có: Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Thủ Đức và Nam Định. Trường Sĩ Quan Trừ Bị sau này được đổi tên là Trường Bộ Binh Thủ Đức. Các trung tâm nhập ngũ dùng để huấn luyện binh sĩ quân dịch cũng được thành lập tại Quang Trung (Nam Việt), Phú Bài (Trung Việt) và Quảng Yên (B¡c Việt).

Đến năm 1951, sau khi bị thất bại nặng tại vùng Cao-B¡c-Lạng, Pháp muốn tăng cường Quân Đội Quốc Gia Việt Nam để nhận lãnh trách nhiệm bình định và an ninh lãnh thổ. Do đó, tướng De Lattre de Tassigny đã đề nghị thành lập nhiều tiểu đoàn hoàn toàn Việt Nam do các sĩ quan người Việt chỉ huy.

Ngày 5 tháng 5 năm 1951, Bộ Quốc Phòng Việt Nam mới thật sự thành hình, với những cơ cấu tổ chức đầu não như Bộ Tổng Tham Mưu, Nha Quân Pháp, Nha Thanh Tra, Tổng Nha Hành Chánh & Quân Lương, Nha Quân Cụ, Nha Quân Y, v.v.

Lệnh tổng động viên được ban hành theo dụ số 26, ngày 15 tháng 7 năm 1951, gọi các sinh viên sĩ quan nhập ngũ khóa trừ bị đầu tiên và 60,000 thanh niên thi hành quân dịch. Cuối năm 1951, quân số dưới cờ lên tới 110,000 người. Các đơn vị nòng cốt được thành lập trong thời kỳ này là:

- Tiểu Đoàn Nhẩy Dù
- Đại Đội 1 & 3 Truyền Tin
- Đệ Nhất (I) Chi Đoàn Thám Thính Xa
- Tiểu Đoàn Pháo Binh
- Đại Đội 2 & 3 Công Binh

Qua năm 1952, để gia tăng nỗ lực chiến tranh, Bộ Tổng Tham Mưu được tách riêng khỏi trụ sở Bộ Quốc Phòng và đặt tổng hành dinh tại tòa nhà lầu góc đại lộ Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng (Chợ Quán). Vị tổng tham mưu trưởng đầu tiên là thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh, con trai của thủ tướng Nguyễn Văn Tâm, nguyên là cựu trung tá Không Quân Pháp.

Vào tháng 7 năm 1952, Bộ Chỉ Huy các quân khu được thành lập như sau:

- Đệ Nhất Quân Khu gồm Nam Việt
- Đệ Nhị Quân Khu gồm Trung Việt
- Đệ Tam Quân Khu gồm B¡c Việt

Cuối năm 1952, Quân Đội Quốc Gia có 148,000 người, gồm 95,000 quân chánh qui và 53,000 bảo an địa phương. Các đơn vị gồm có:

- 59 tiểu đoàn bộ binh
- 2 tiểu đoàn nhẩy dù
- 2 tiểu đoàn ngự lâm quân
- 8 tiểu đoàn sơn cước

Về cơ giới có:

- 6 chi đoàn thám thính xa
- 1 tiểu đoàn pháo binh và 8 pháo đội biệt lập
- 6 đại đội vận tải
- 6 đại đội truyền tin
- 2 liên đoàn tuần giang

Cũng trong thời kỳ này, các quân chủng không quân và hải quân đã b¡t đầu đặt nền móng tại Nha Trang, là nơi có thời tiết lý tưởng cho việc huấn luyện. Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân được thành lập vào tháng 4 năm 1952 (sẽ nói rõ hơn trong phần lược sử binh chủng Không Quân và Hải Quân).

Thời kỳ phát triển (1953-1954)
Theo đà phát triển, kể từ đầu năm 1953 cho tới khi ký kết hiệp định Geneve (ngày 20 tháng 7 năm 1954), có 4 sự kiện sau đây đáng được ghi nhận:

1. Phát triển các bộ tham mưu, các cơ sở chỉ huy từ trung ương đến các quân khu, tiểu khu theo một hệ thống của quân đội có qui uớc hẳn hoi.

2. Thành lập thêm Sư Đoàn 7 Bộ Binh và 54 tiểu đoàn khinh quân để hành quân vùng đồng ruộng thay thế quân đội Pháp.

3. Thành lập 15 liên đoàn bộ binh và 1 liên đoàn nhẩy dù.

4. Tiến hành công việc Việt hóa bằng cách chuyển dần các lãnh thổ và công tác hành quân cho người Việt, khởi đầu là các tiểu khu Mỹ Tho (Nam Việt), Hưng Yên, và Bùi Chu (B¡c Việt).

Ngày 12 tháng 4 năm 1954, thủ tướng Bửu Lộc ban hành lệnh tổng động viên, ấn định rằng mọi thanh niên Việt Nam sanh từ ngày 1 tháng 1 năm 1929 đến ngày 31 tháng 12 năm 1933 đều phải nhập ngũ. Ngoài ra, mọi thanh niên tuổi từ 18 đến 45 cũng không được phép xuất ngoại trong thời kỳ chiến tranh. Tòa án quân sự được thành lập để xét xử các thanh phần bất phục tòng hay đào ngũ.

Thời kỳ độc lập (1954 trở về sau)
Sau cuộc ngưng b¡n do hiệp ước Geneve ấn định, các đơn vị của Quân Đội Quốc Gia Việt Nam đồn trú tại phía b¡c vĩ tuyến 17 được lần lượt di chuyển vào Nam kể từ tháng 8 năm 1954. Phần lớn các đơn vị đóng chung quanh Hà Nội và Hải Phòng được đưa vào vùng Đà Nẵng, Nha Trang, và các tỉnh miền Trung. Các tiểu đoàn Nùng (sơn cước) được đưa vào Cam Ranh để sau này thành lập sư đoàn Nùng tại sông Mao do đại tá Wòng A Sáng chỉ huy. Bộ Tư Lệnh Đệ Tam Quân Khu dời vào Nha Trang. Riêng các trung tâm huấn luyện Hà Nội và Quảng Yên được sát nhập vào Trung Tâm Quán Tre thuộc tỉnh Gia Định.

Cũng trong thời gian này, các lực lượng võ trang giáo phái như Cao Đài, Hoà Hảo, được sát nhập vào Quân Đội Quốc Gia để thành lập một quân lực có sự chỉ huy thống nhất trên toàn quốc. Riêng có một nhóm Hòa Hảo ly khai chừng vài ngàn người, dưới quyền chỉ huy của trung tướng Lê Quang Vinh, tức Ba Cụt, rút vào Cao Miên để chống lại chính phủ.

Ngày 26 tháng 10 năm 1955, khi cử hành lễ đăng quan của tổng thống Ngô Đình Diệm và cũng là ngày khai sinh nền Đệ Nhất Cộng Hòa. Quân Đội Quốc Gia được đổi tên là Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc đó, quân số hiện diện dưới cờ là 167,000 người.

Thời kỳ hiện đại hóa (1961-1975)
Kể từ lúc mang danh xưng Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH), quân đội là lực lượng nồng cốt bảo vệ an ninh và bình định lãnh thỗ miền Nam từ vĩ tuyến 17 cho đến mũi Cà Mau. Trong thời kỳ này, quân lực Việt Nam chú trọng đến việc gia tăng khả năng tác chién, đặt vấn đề huấn luyện lên hàng đầu. Nhiều đợt sĩ quan Hải Lục Không quân được gởi đi tu nghiệp tại ngoại quốc, nhất là tại Hoa Kỳ để chuẩn bị cho việc hiện đại hóa quân đội.

Lúc này, người Mỹ cũng đã có mặt khá đông đảo tại miền Nam và viện trợ quân sự Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt, nếu không muốn nói là quyết định trong vấn đề hiện đại hóa. Phái bộ cố vấn quân sự Hoa Kỳ (Military Assistance & Advisory Group, gọi t¡t là MAAG) được đổi thành MAC-V và đặt dưới quyền điều khiển của tướng 4 sao William Wesmoreland.

Về bộ binh, bảng cấp số được tăng lên đến 11 sư đoàn bộ binh, một lực lượng tổng trừ bị gồm Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC). Ngoài ra, còn có nhiều Liên Đoàn Biệt Động Quân (BĐQ) được đặt dưới quyền xử dụng của các quân khu.

Riêng các quân chủng Không Quân và Hải Quân cũng được bành trướng tối đa trong thời kỳ này. Đây là giai đoạn chuyển mình của QLVNCH, biết đổi từ một lực lượng phụ thuộc vào lực lượng viễn chinh Pháp, để trở thành một quân đội hiện đại và được trang bị tối tân nhất vùng Đông Nam Á.

Vì thời kỳ này là giai đoạn rất quan trọng trong lịch sử hình thành QLVNCH, chúng tôi sẽ lược duyệt lý do và đi sâu vào chi tiết tiến trình hiện đại hóa của những quân binh chủng quan trọng nòng cốt trong quân lực.

Trong những năm từ 1961 đến 1975, Cộng Sản B¡c Việt đã công khai xua quân xâm chiếm miền Nam. Nấp dưới tấm bình phong giả tạo Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN), hàng sư đoàn quân chính qui cộng sản dùng đường mòn Hồ Chí Minh vượt vĩ tuyến 17 vào Nam. Những sư đoàn này được trang bị bằng đủ loại vũ khí tối tân với chiến xa và đại pháo yểm trợ. Nhưng dù ở thế bị động, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã giáng cho bọn cộng sản xâm lược những đòn quyết liệt, điển hình là trận thảm bại trong cuộc Tổng Công Kích Tết Mậu Thân vào 1968.

Tuy nhiên sau khi đã dùng chính sách "ngoại giao bóng bàn" để b¡t tay được với Trung Cộng, và cũng vì bị dân chúng phản đối dữ dội, chính phủ Nixon chuẩn bị kế hoạch rút quân đội Hoa Kỳ ra khỏi miền Nam Việt Nam. Chương trình này được gọi là "Việt hóa cuộc chiến" (Vietnamization).

Nguồn gốc của danh từ "Việt hóa" chỉ là một sự ngẫu nhiên. Nguyên vào khoảng tháng 3 năm 1971, lúc tổng thống Nixon mới đ¡c cử, tướng Andrew Goodpaster lúc đó là phụ tá của tướng Abrams (tướng Abrams là tổng tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Việt Nam) có tham dự một buổi thuyết trình của Hội Đồng An Ninh Hoa Kỳ. Trong buổi thuyết trình, tướng Goodpaster loan báo rằng Quân Lực VNCH bây giờ đã đủ mạnh, đến độ Hoa Kỳ có thể "không cần Mỹ hóa" (de-Americanizing) cuộc chiến tại Việt Nam nữa. Lúc đó, tổng trưởng quốc phòng Hoa Kỳ Melvin Laird, một nhà chính trị già đời, cho rằng nếu nói "không còn Mỹ hóa" tức là gián tiếp công nhận trước đây Hoa Kỳ đã biến chiến tranh Việt Nam thành chiến tranh xâm lược giữa đế quốc Mỹ và nhân dân Việt Nam. Như vậy sẽ rơi vào chiêu bài "chống Mỹ cứu nước" của Cộng Sản. Bộ trưởng Laird đề nghị chỉ nên dùng một danh từ nào đó gián tiếp có ý nghĩa là Hoa Kỳ sẽ rút chân khỏi Việt Nam, nhưng tránh không đả động gì tới vấn đề Mỹ hóa. Thí dụ như thay vì nói "de-Americanizing" chẳng hạn. Tổng thống Nixon, cùng là một con cáo già chính trị, lập tức đồng ý: "Bộ trưởng Laird nói có lý." Thế là danh từ "Việt hóa" (Vietnamization) được ra đời trong tự điển Hoa Kỳ.

Thực tế, quân đội Hoa Kỳ tuy đã muốn rút chân khỏi Việt Nam, tức là không còn tham chiến nữa, nhưng lại không muốn bị mất mặt vì đã bỏ rơi đồng minh và bị bọn cộng sản của một tiểu quốc đánh bại. Vì danh từ "de-Americanizing" bao hàm ý nghĩa Hoa Kỳ tháo chạy và bỏ rơi đồng minh, nên danh từ "Việt hóa" được xử dụng. Thật ra, Việt hóa tức là chuyển gánh nặng quân sự sang cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, như vậy quân đội Hoa Kỳ sẽ không còn phải tham chiến nữa, tức là "không Mỹ hóa" vậy.

Chương trình "Việt hóa" hay hiện đại hóa QLVNCH được chia ra làm 3 giai đoạn chính:

Giai đoạn 1: Huấn luyện và trang bị QLVNCH để chuyển giao dần trách nhiệm bộ chiến.
Giai đoạn 2: Phát triển khả năng yểm trợ của QLVNCH.
Giai đoạn 3: Các quân nhân Hoa Kỳ nếu còn lại ở Việt Nam, sẽ chỉ giữ vai trò cố vấn.

Tuy mãi đến khoảng đầu thập niên 1970 vấn đề Việt hóa, tức là giao trọng trách trên chiến trường cho QLVNCH, mới được đề cập tới, nhưng trên thực tế, trước khi có chương trình này, QLVNCH cũng đã đảm đương phần lớn gánh nặng của chiến cuộc. Tuy quân lực Hoa Kỳ có tham dự những trận đánh lớn với cộng quân, nhưng các lực lượng QLVNCH đã luôn luôn đụng độ với địch nhiều hơn, và thiệt hại bao giờ cũng cao hơn lực lượng đồng minh.

Mặc dù có nhiều ý kiến chống đối tại Việt Nam cũng như tại Hoa Kỳ, công cuộc "Việt hóa" được tiến triển rất nhanh qua kế hoạch "Hiện Đại Hóa QLVNCH" (gọi t¡t là CRIMP - Consolidated RVNAF Improvement and Modernization Program). Tính đến năm 1972, Hoa Kỳ đã chuyển giao cho QLVNCH:

- Trên 800,000 vũ khí cá nhân và cộng đồng.
- Khoảng 2,000 chiến xa và đại bác.
- Khoảng 44,000 máy truyền tin.

So với năm 1968, QLVNCH có khoảng 700,00, vào cuối năm 1971 tăng lên trên 1 triệu người. Như vậy, QLVNCH đã được canh tân và cải tiến trong đầu thập niên 1970 để có thể thay thế quân đội Hoa Kỳ trên chiến trường miền Nam. Sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào thời kỳ hiện đại hóa rất quan trọng của từng quân chủng: Lục Quân, Không Quân, và Hải Quân.

Để giúp quý độc giả, nhất là những bạn trẻ không có dịp chiến đấu trong QLVNCH, dễ dàng n¡m vững được những phần nồng cốt trong bài biên khảo này, chúng tôi xin mạn phép được đề câp sơ qua về cơ cấu tổ chức của QLVNCH.

Tổng quát, Quân Lực VNCH được phân chia làm 3 quân chủng: Hải Quân, Không Quân, và Lục Quân, thường được gọi t¡t là Hải, Lục, Không Quân. Cũng như đa số các quân đội trên thế giới, Lục Quân bao giờ cũng phải đảm đương phần lớn trách nhiệm trong các cuộc chiến, nên quân chủng này quan trọng nhất và có đông quân nhất.

Theo định nghĩa khái quát, Lục Quân gồm các quân nhân đánh giặc "trên mặt đất". Không Quân dùng phi cơ để bay trên trời, và Hải Quân xử dụng các chiến hạm chiến đĩnh trên sông ngòi hay biển cả. Có nhiều người thường xử dụng lẫn lộn danh từ "quân chủng" và "binh chủng", thí dụ như "binh chủng" Không Quân, "binh chủng" Hải Quân"... Điều này cũng không lấy gì làm lạ, vì "quân" hay "binh" cũng đều là lính cả! Tuy nhiên, nếu phân biệt rõ ràng, một binh chủng chỉ là thành phần của một quân chủng, cũng như tiểu đoàn là thành phần của một trung đoàn. Lục Quân là một quân chủng lớn với gần nửa triệu quân dưới cờ, nên được chia thành nhiều binh chủng như: Bộ Binh, Công Binh, Pháo Binh, Thiết Giáp Binh, v.v. Còn hai Quân Chủng Không Quân và Hải Quân không được chia thành những binh chủng riêng biệt. Nếu chỉ kể riêng về quân số, binh chủng Bộ Binh còn đông hơn cả quân chủng Không Quân và Hải Quân hợp lại.

Đối với các binh chủng đặt biệt như Nhẩy Dù hay Thủy Quân Lục Chiến, tuy có dùng chiếm hạm của Hải Quân hay phi cơ của Không Quân khi đi hành quân, nhưng đều được kể là những binh chủng của Lục Quân.

Nhìn chung, Lục Quân được gia tăng lên đến 450,000 người, chia ra 13 sư đoàn, gồm 171 tiểu đoàn lưu động được phối trí như sau: Sư Đoàn 1, 2, và 3 trấn đóng tại Vùng 1 Chiến Thuật. Sư Đoàn 22 và 23 trấn đóng tại vùng 2 Chiến Thuật. Sư Đoàn 5, 18, và 25 trấn đóng tại Vùng 3 Chiến Thuật. Sư Đoàn 7, 9, và 21 trấn đóng tại Vùng 4 Chiến Thuật.

Ngoài ra, còn có hai sư đoàn tổng trừ bị là Sư Đoàn Dù và Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Bốn mươi lăm (45) tiểu đoàn Biệt Động Quân được chia ra thành những liên đoàn đặt trực thuộc các Vùng Chiến Thuật. Năm mươi tám (58) tiểu đoàn Pháo Binh. Trong số những tiểu đoàn này, chỉ có mỗi một tiểu đoàn được trang bị đại bác 175 ly có tầm bắc xa tương đương với đại bác 130 ly của cộng quân. Các đại bác khác đều thuộc loại 105 ly hay 155 ly có tầm bắc ngắn hơn đại pháo của địch tới mươi cây số. Mười chính (19) thiết đoàn Kỵ Binh.

Lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân tại các tiểu khu và chi khu cũng gia tăng đáng kể, lên đến 550,000 người vào năm 1972. Quan trọng hơn nữa, lực lượng này được trang bị vũ khí tối tân M-16 và M-60 để thay thế các vũ khí lỗi thời như M-1 và trung liên BAR. Lục Quân có Lục Quân Công Xưởng tại Gò Vấp để sửa chữa và bảo trì những chiến cụ nặng như chiến xa và đại bác, v.v.

Binh Chủng Thiết Giáp
Vào năm 1950, người Pháp thành lập một đơn vị Thám Thính Xa cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Đến khi đất nước bị chia đôi vào năm 1954, binh chủng Thiết Giáp gồm Lữ Đoàn 3 Thiết Giáp và 4 thiết đoàn biệt lập. Cho tới đầu năm 1955, Bổ Chỉ Huy Thiết Giáp Binh mới được chính thức thành lập cùng với nền đệ nhất Cộng Hòa.

Những chiến xa đầu tiên của binh chủng Thiết Giáp đều thuộc loại M-24 Chaffees nhẹ, thiết xa M8 loại nửa bánh nửa xích. Vào năm 1956, Thiết Giáp Binh được tổ chức theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ, gồm những thiết đoàn kỵ binh, mỗi thiết đoàn gồm 2 chi đoàn trang bị chiến xa M-8, M-3, và M-24.

Trong thời gian từ 1957 đến 1962, Thiết Giáp Binh chỉ giữ một vai trò khiêm nhường trên chiến trường miền Nam vì các nhà quân sự cho rằng Việt Nam với nhiều rừng rú và sông rạch ruộng vườn lầy lội, không phải là chiến trường thích hợp cho chiến xa di chuyển. Tuy nhiên, cùng với sự sôi động của chiến trường, những thiết vận xa hay thiết quân vận M-113 được mang ra xử dụng thành công trong các cuộc hành quân tại Vùng 4. Sau đó, các thiết quân vận M-113 được trang bị hỏa lực mạnh hơn và lá chắn để trở thành một loại "chiến xa" đa dụng của Thiết Giáp Binh (xin phân biệt chiến xa hay xe tăng có nhiệm vụ chính là dùng hỏa lực tiêu diệt địch quân, còn thiết quân vận có mục đích nguyên thủy là dùng để chở quân đổ vào mục tiêu). Đến năm 1964, các chiến xa Chaffees cũ kỹ được thay thế bằng loại M-41A3 "Walker Bulldog" tối tân hơn. Chiến xa M-41 chẳng bao lâu đã trở thành xương sống của Thiết Giáp Binh với 5 chi đoàn và rất được các chiến sĩ mũ đen ưa chuộng. Loại này tuy bị coi là nhỏ bé chật chội đối với người tây phương cồng kềnh, nhưng đối với người Việt Nam nhỏ tác thì lại rất vừa vặn và hữu hiệu.

Vào những năm cuối cùng của cuộc chiến, khi Cộng Sản Bắc Việt dùng các loại chiến xa T-54 và PT-76 để yểm trợ cho bộ binh xung trận, Thiết Giáp Binh QLVNCH lại được canh tân qua chương trình Việt Nam hóa với các chiến xa tối tân hơn như M-48 có máy nhắm bằng Xenon. Trong các cuộc hành quân lớn như vượt biên qua Cam Bốt năm 1970, Hạ Lào năm 1971, và trận chiến Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972, các chiến xa của ta đã tỏ ra trội vượt so với thiết giáp của đối phương và gây cho chúng những thiệt hại nặng nề. Riêng trong trận xa chiến đầu tiên với chiến xa cộng sản tại Hạ Lào vào năm 1971, các chiến xa M-41 của Lữ Đoàn 1 Thiết Kỵ (do đại tá Nguyễn Trọng Luật chỉ huy) đã bắn hạ 6 chiến xa T-54 và 16 PT-76 của địch mà không bị một tổn thất nào.

Vị tư lệnh cuối cùng của binh chủng Thiết Giáp là chuẩn tướng Phan Hòa Hiệp.

Binh Chủng Pháo Binh
Pháo binh Việt Nam xuất hiện trên chiến trường vào cuối năm 1951 với các đơn vị đầu tiên được gọi là Pháo Đội Biệt Lập (Batterie de tir autonome). Sau đó, vào các năm 1952-1953, các pháo đội này được tập trung thành các tiểu đoàn pháo binh (Group d'artillerie). Các tiểu đoàn pháo binh Việt Nam, Pháo gọi là GAVN, gồm 3 pháo đội với 12 khẩu đại bác 105 ly. Sau đây là danh sách các tiểu đoàn pháo binh đầu tiên với ngày thành lập:

- Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh, thành lập ngày 1 tháng 11 năm 1952 tại Bắc Việt.

- Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh, thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1953 tại Trung Việt.

- Tiểu Đoàn 4 Pháo Binh, thành lập ngày 1 tháng 3 năm 1953 tại Cao Nguyên.

- Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh, thành lập ngày 1 tháng 5 năm 1953 tại Nam Việt.

Tuy được thành lập đã lâu, nhưng mãi tới tháng 10 năm 1954, các sĩ quan pháo binh Việt Nam mới đảm nhiệm chức vụ tiểu đoàn trưởng. Và mãi đến tháng 3 năm 1955, binh chủng Pháo Binh mới có vị chỉ huy trưởng đầu tiên. Một trong những vị chỉ huy trưởng lúc ban đầu rất nổi tiếng của Pháo Binh là tướng Nguyễn Đức Thắng.

Về sau, cùng với sự bành trướng của QLVNCH, binh chủng Pháo Binh cũng gia tăng nhanh chóng với các đơn vị pháo binh diện địa và di động đi theo các sư đoàn tổng trừ bị Dù và Thủy Quân Lục Chiến. Vào năm 1972, khi chương trình hiện đại hoá QLVCH lên tới cao độ, có tới 58 tiểu đoàn Pháo Binh đồn trú khắp nơi trên các vùng Chiến Thuật.

Pháo Binh, cùng với Không Quân và Hải Quân, được coi như là những vị cứu tinh của các tiền đồn bị cô lập hay các đơn vị bộ binh đang chạm địch. Với những khẩu đội pháo bắn tập trung và tiêu diệt, lợi điểm của Pháo Binh là có thể tác xạ yểm trợ lâu dài và hữu hiệu dưới mọi thời tiết.

Nhưng rất tiếc khi chiến cuộc Việt Nam gần tàn vào những năm 1973-1974, khả năng hoạt động của Pháo Binh không còn được hữu hiệu như trước vì tình trạng đạn dược bị hạn chế. Hơn nữa, cả binh chủng Pháo Binh chỉ có một tiểu đoàn được trang bị đại pháo 175 ly có tầm bắn tương đương với trọng pháo 130 ly của địch quân lúc đó đang đầy rẫy khắp chiến trường. Đa số đại bác của ta là loại 105 ly và 155 ly với tầm bắn ngắn hơn trọng pháo của địch. Do đó, địch có thể pháo kích những căn cứ hỏa lực hay nơi đặt pháo mà ta không phản pháo được vì ngoài tầm tác xạ.

Đoàn Nữ Quân Nhân
Thiết tưởng khi đề cập đến lịch sử của QLVNCH mà không nhắc đến Đoàn Nữ Quân Nhân, có thể là một thiếu sót đáng trách. Những "đóa hoa nở trên đầu súng" này, tuy không trực tiếp xông pha nơi tuyến đầu, nhưng cũng đã góp phần không nhỏ trong việc xây dựng đại gia đình quân đội.

Vào lúc cuộc chiến giữa hai phe Quốc Gia và Cộng Sản đang thời sôi động nhất, khi "lời sông núi giục vang bốn phương trời," đã có khá đông phụ nữa đi theo bước chân "Triệu Trưng xưa đẹp gương sáng muôn đời," gia nhập quân ngũ để đảm nhiệm những công tác xã hội.

Sở xã hội được thành lập vào tháng 7 năm 1952 với khóa huấn luyện Nữ Trợ Tá đầu tiên được tổ chức vào ngày 21 tháng 8 năm 1952 tại trường Hồng Thập Tự Pháp. Từ đó, bóng dáng người phụ nữ Việt Nam trong quân phục đã trở thành khá quen thuộc trong một tập thể trước đây được coi là độc quyền của nam giới. Đoàn Nữ Quân Nhân được chia làm hai thành phần chính: Nữ Phụ Tá (Personnel Auxilliaire Feminin, gọi tắt là PAF) đảm nhiệm những công tác văn phòng để nam quân nhân có thể cầm súng ra trận. Nữ Trợ Tá Xã Hội (Assistance Sociale hay Auxiliaire Sociale) chuyên lo công tác xã hội như cứu trợ gia đình hay săn sóc thương bệnh binh.

Sở Xã Hội khi mới thành lập do phu nhân của thiếu tướng Nguyễn Văn Hinh là một người Pháp điều khiển. Đến tháng 4 năm 1954, Sở Xã Hội được mở rộng thành Nha Xã Hội và Văn Hóa. Về sau này, các Nữ Trợ Tá trở thành các Nữ Quân Nhân có mặt hầu hết trong các Quân Binh Chủng. Trong binh chủng Nhẩy Dù, thoạt đầu các Nữ Quân Nhân đảm trách việc xếp dù, sau đó họ học nhẩy dù và thành lập một toán Nữ Quân Nhân chuyên biểu diễn nhẩy dù rất thành thạo và ngoạn mục.

Đoàn Nữ Quân Nhân QLVNCH có nhiều cấp chỉ huy rất nổi tiếng như bà trung tá Vẽ, bà trung tá Hương, bà thiếu tá Hằng. Trường Nữ Quân Nhân sau này được thiết lập tại Phú Thọ. Khi tham dự các cuộc diễn binh hay lễ lớn, đoàn Nữ Quân Nhân thường diễn hành rất hùng dũng và nhịp nhàng, luôn luôn được hoan hô và tán thưởng nhiều nhất.


Quân chủng Không Quân Việt Nam (KQVN) được thành lập bởi Dụ Số 9 ngày 25 tháng 6 năm 1951, nhưng mãi tới tháng 6 năm 1952 mới bắt đầu chính thức hoạt động tại Nha Trang, nơi được xem như là cái nôi của Không Quân.

Thoạt tiên, KQVN được nảy sinh ra từ lực lượng Không Quân Viễn Đông Pháp (Forces Aeriennes en Extreme Orient), bắt đầu từ một trung tâm huấn luyện đặt tại bờ biển Nha Trang để huấn luyện phi công và quan sát viên trên phi cơ Morane 500 (máy bay Bà Già!). Lúc đầu, hầu hết các hoa tiêu và cơ khí viên đều được gửi đi thụ huấn tại các trường Không Quân ở Pháp và Bắc Phi Châu như Salon, Fes, Marrakech, Rochefort. Quân số Không Quân lúc thành lập chỉ độ 3,000 người.

Bước sang năm 1961, vì nhu cầu chiến trường gia tăng để chống lại các cuộc tấn công của Cộng Sản, Không Quân Việt Nam được trang bị một cách tích cực bằng những loại phi cơ tối tân hơn và quân số đã gia tăng gấp 10 lần so với lúc thành lập. Nhiều phi trường cũng được cải tiến để tiếp nhận các oanh tạc cơ hạng nặng. Phi đạo tại các phi trường lớn như Tân Sơn Nhất, Biên Hòa, Đà Nẵng được nối dài thành 10,000 bộ để trở thành phi trường quốc tế hạng A.

Trong đợt đầu, vào năm 1962, KQVN đã có những phi đoàn sau đây: Phi Đoàn Khu Trục trang bị phi cơ A-1H đồn trú tại Đà Nẵng, Biên Hòa, và Bình Thủy. Ba (3) phi đoàn vận tải cơ C-47 cùng 2 phi đoàn C-119 và C-123 đồn trú tại Tân Sơn Nhất. Năm (5) phi đoàn Quan Sát. Ba (3) phi đoàn Trực Thăng. Và nhiều phi đoàn cho những phi vụ đặc biệt.

Sau này, các phi cơ cánh quạt được thay thế bằng phi cơ phản lực tối tân, cùng hàng trăm phi cơ trực thăng UH-1H và Chinook CH-47. Vào tháng 7 năm 1964, Phi Đoàn Khu Trục 524 tại Nha Trang là phi đoàn đầu tiên tiếp nhận phi cơ A-37, là loại chiến đấu phản lực 2 động cơ, đánh dấu KQVN tiến thêm một bước nữa vào "thời đại phản lực." Trong những năm kế tiếp, căn cứ Không Quân Biên Hòa thành lập thêm 3 phi đoàn chiến đấu cơ siêu thanh (supersonic fighter) F-5, là một trong những loại hiện đại nhất vào thời điểm này. Về ngành vận tải, Sư Đoàn 5 Không Quân tại Tân Sơn Nhất cũng được trang bị thêm 2 phi đoàn vận tải bán phản lực với loại phi cơ C-130 Hercules.

Để bảo trì và sửa chữa các loại phi cơ, một Không Quân Công Xưởng cũng được thiết lập tại Biên Hòa. Không Quân Công Xưởng này được trang bị rất tối tân với những chuyên viên bảo trì thuộc vào hàng giỏi nhất vùng Đông Nam Á.

Vào lúc cao điểm của chiến tranh Việt Nam, Không Lực Việt Nam có quân số lên đến 60,000 người với khoảng 1,860 phi cơ kể cả trực thăng. Không Quân Việt Nam đã có lúc được coi là hùng hậu nhất Đông Nam Á và đứng vào hàng thứ tư trên thế giới, được tổ chức thành 6 Sư Đoàn Không Quân Chiến Thuật, phối trí như sau: Sư Đoàn 1 Không Quân: Vùng 1 Chiến Thuật. Sư Đoàn 2 và Sư Đoàn 6 Không Quân: Vùng 2 Chiến Thuật. Sư Đoàn 3 và Sư Đoàn 5 Không Quân: Vùng 3 Chiến Thuật. Sư Đoàn 4 Không Quân: Vùng 4 Chiến Thuật.

.
Vào khoảng đầu năm 1951, tuy Hải Quân Việt Nam chưa chính thức ra đời, nhưng đã có nhiều Liên Đoàn Tuần Giang (tiếng Pháp gọi là Garde Auxiliaire Escadrille Fluviale, gọi tắt là GAEF) được thành lập để đáp ứng như cầu hành quân trên sông ngòi toàn lãnh thổ Việt Nam. Các Liên Đoàn Tuần Giang (LĐTG) này được phân phối như sau:

LĐTG số 1, đồn trú tại Sài Gòn, gồm có 4 Đoàn Tuần Giang (ĐTG):

ĐTG 1 đóng tại Cần Thơ.
ĐTG 2 đóng tại Mỹ Tho.
ĐTG 3 đóng tại Vĩng Long.
ĐTG 4 đóng tại Sài Gòn.

- LĐTG số 2, đồn rú tại Huế, chỉ có một ĐTG độc nhất cũng đóng tại Huế.

- LĐTG số 3, đồn trú tại Hà Nội, gồm có 3 ĐTG:

ĐTG 1 đóng tại Hà Nội.
ĐTG 2 đóng tại Hải Phòng.
ĐTG 3 đóng tại Nam Định.

Trên lý thuyết, mỗi Bộ Chỉ Huy LĐTG gồm 2 sĩ quan, 2 hạ sĩ quan, 9 binh sĩ, và có một tàu chỉ huy. Mỗi ĐTG có 1 sĩ quan, 15 hạ sĩ quan, 76 binh sĩ, và 6 tầu Vedettes. Tuy nhiên, quân số và chiến đĩnh thuộc mỗi ĐTG được du di tùy theo nhu cầu chiến trường. Quân số tổng cộng của các LĐTG là 920 người. Vì lúc đó Hải Quân chưa được thành lập nên những LĐTG được đặt dưới quyền của Vệ Binh Quốc Gia (GA). Có thể nói những LĐTG là thủy tổ của Hải Quân Việt Nam lúc chưa thành hình.

Tưởng cũng nên nhắc lại vào thời gian đó cũng có những đại đội Commando chuyên đánh thủy như các đại đội Ouragan, Tempete, Jaubert, Montfort. Ta cũng có thể nói những đại đội "lính bộ đánh thủy" này là tiền thân của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sau này.

Trước đó, vào năm 1950, đã có một số thanh niên Việt Nam được gửi sang Pháp thụ huấn các khóa ngắn hạn tại trường Hải Quân Brest. Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân (TTHLHQ) Nha Trang được khởi công xây cất vào tháng 11 năm 1951. Sau đây là những thơi điểm chính trong lịch sử hình thành Hải Quân Việt Nam (HQVN).

- Ngày 6 tháng 3 năm 1952: Hải Quân Việt Nam được chính thức thành lâp bởi Dụ Số 2.
- Ngày 20 tháng 5 năm 1952: Thành lập Bộ Tư Lệnh HQVN.
- Ngày 12 tháng 7 năm 1952: Khánh thành TTHLHQ. Đô đốc Ortoli (Pháp) chủ tọa.
- Tháng 9 năm 1952: Khóa 1 SQHQ Nha Trang ra trường, gồm 9 sĩ quan.
- Tháng 10 năm 1952: sáu người được tuyển chọn đi học khóa SQHQ tại Brest (Pháp).

- Đầu năm 1953: Hai đoàn tiểu đĩnh được biến cải thành hai Hải Đoàn Xung Phong đầu tiên đóng tại Cần Thơ và Vĩnh Long. Hải Đoàn Xung Phong Cần Thơ là đơn vị Hải Quân đầu tiên có chiến đĩnh mang quốc kỳ Việt Nam trên kỳ đài. Mãi đến đầu năm 1954, một Hải Đoàn Xung Phong thứ ba mới được thành lập để tham chiến tại vùng trung châu Bắc Việt.

Tháng 4 năm 1953: Pháp chuyển giao cho HQVN một Giang Pháo Hạm (Landing Ship Infantry Large, gọi tắt là LSIL). Chiến hạm này vẫn mang cờ Pháp.

- Đầu năm 1954: Quân số HQVN gồm có 22 sĩ quan và 984 hạ sĩ quan và đoàn viên.

- Ngày 30 tháng 6 năm 1955, thủ tướng Ngô Đình Diệm chỉ định tướng Trần Văn Đôn chỉ huy HQVN. Như vậy, tuy đã chuyển gia một số đơn vị cho HQVN, sĩ quan Pháp vẫn tiếp tục chỉ huy HQVN cho đến đầu năm 1955.

- Vào năm 1950 đã có 8 sĩ quan Hải Quân Hoa Kỳ trong phái bộ MAAG (Military Assistance Advisory Group) nhưng mãi đến năm 1954 mới có cố vấn Hoa Kỳ trong Hải Quân Việt Nam.

- Ngày 20 tháng 8 năm 1955: Quân đội Pháp chính thức chuyển giao quân chủng Hải Quân cho QLVNCH (cùng ngày với Không Quân). Hải Quân Thiếu Tá Lê Quang Mỹ được thủ tướng Ngô Đình Diệm bổ nhiệm chức vụ Tư Lệnh Hải Quân đầu tiên (kiêm tư lệnh Thủy Quân Lục Chiến).

- Ngày 7 tháng 11 năm 1955: Pháp chuyển giao TTHL/HQ Nha Trang cho HQVN. Tính cho đến cuối năm 1955, Pháp đã chuyển giao cho HQVN những đơn vị sau đây:

-- 4 Hải Đoàn Xung Phong: HDXP 21 đóng tại Mỹ Tho, 23 đóng tại Vĩnh Long, 24 đóng tại Sài Gòn, 25 đóng tại Cần Thơ.

-- 3 căn cứ Hải Quân: Sài Gòn, Cát Lái, và Đà Nẵng.

-- 4 đồn Hải Quân tại Mỹ Tho, Cần Thơ, Vĩnh Long, và Long Xuyên.

-- Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang.

-- Hải Quân Công Xưởng Sài Gòn (Ba Son).

-- Kho đạn Thành Tuy Hạ.

Lúc đó, HDXP 22 đã được thành lập và di chuyển từ miền Bắc vào, nhưng giang đĩnh bị thiệt hại khá nặng nên phải giải tán và sát nhập vào HDXP 21.

- Tháng 7 năm 1955: Bảng cấp số lý thuyết của Hải Quân được chấp thuận, tăng quân số lên 4,250 người. Lúc đó, quân số Hải Quân đã có 3,858 người phân chia như sau:

-- Hải Quân chính thức: 2,567 người gồm 190 sĩ quan, 2,377 hạ sĩ quan và đoàn viên.

-- Thủy Quân Lục Chiến: 1,291 người, gồm 43 sĩ quan, 257 hạ sĩ quan và 991 binh sĩ.

Sau khi được chuyển giao, HQVN chia thành ba lực lượng chính sau đây:

1. Hải Trấn: Gồm 4 Duyên Khu (Phú Quốc, Nha Trang, Vũng Tầu, Đà Nẵng). TTHL/HQ Nha Trang và ba Thủy Xưởng (miền đông: Sài Gòn, miền tây: Cần Thơ, miền trung: Đà Nẵng).

2. Hải Lực: Gồm có các chiến hạm tuần tiễu hay yểm trợ ven biển:

- 5 tuần duyên hạm (PC - Patrol Craft): HQ 01 Chi Lăng, HQ 02 Vạn Kiếp, HQ 04 Tụy Động, HQ 05 Tây Kết, HQ 06 Vân Đồn.

- 3 trục lôi hạm (YMS - Yatch Mine Sweeper - tàu rà mìn): HQ 111 Hàm Tử, HQ 112 Chương Dương, HQ 113 Bạch Đằng.

- 2 Trợ Chiến Hạm (LSSL - Landing Ship Support Large): HQ 225 Nỏ Thần, HQ 226 Linh Kiếm.

- 5 Giang Pháo Hạm (LSIL - Landing Ship Infantry Large): HQ 327 Long Đao, HQ 328 Thần Tiễn, HQ 329 Thiên Kích, HQ 330 Lôi Công, HQ 331 Tầm Sét.

- 4 Hải Vận Hạm (LSM - Landing Ship Medium): HQ 400 Hát Giang, HQ 401 Hàn Giang, HQ 402 Lam Giang, HQ 403 Ninh Giang.

3. Giang Lực: gồm một số tầu trục vớt trong sông và quân vận đĩnh (LCU - Landing Craft Utility) và năm Hải Đoàn Xung Phong được phân phối như sau:

- HDXP 21 đóng tại Mỹ Tho.
- HDXP 23 đóng tại Vĩnh Long.
- HDXP 24 đóng tại Sài Gòn.
- HDXP 25 đóng tại Cần Thơ.
- HDXP 26 đóng tại Long Xuyên.

(Lúc đó vì HDXP 22 bị thiệt hại nặng ngoài Bắc Việt, nên khi di chuyển vào Nam được sát nhập vào HDXP 21).

Tháng 5 năm 1957: Các sĩ quan HQ Pháp cuối cùng rời khỏi TTHL/HQ Nha Trang. SQHQ Việt Nam hoàn toàn đảm trách việc huấn luyện.

Năm 1958: Khóa 8 Đệ Nhất Hổ Cáp là khóa SVSQ/HQ đầu tiên được chính SQ Hải Quân VN tuyển mộ và huấn luyện.

Trong khoảng 10 năm từ 1958 tới 1968, Hải Quân Việt Nam tiếp tục bành trướng mạnh mẽ, cả về quân số lẫn chiến hạm. Nhiều nhân viên được gửi đi thụ huấn tại ngoại quốc và Hoa Kỳ cũng chuyển giao nhiều chiến hạm. Vào tháng 11 năm 1969, trong khuôn khổ kế hoạch "Việt Hóa Cuộc Chiến" (Vietnamization) và "Chuyển Giao Cấp Tốc" (Accelerated Turn Over to the Vietnamese - ACTOV), chỉ trong một thời gian ngắn, HQVN nhận được trên 500 chiếnhạm và chiến đỉnh đủ loại. Cho tới tháng 4 năm 1975, quân số của Hải Quân lên đến gần 43,000 người với khoảng 1,600 chiến hạm và chiến đỉnh đủ loại.

Tưởng cũng nên nhắc nhở là Hải Quân Công Xưởng (còn được gọi là Sở Ba Son) là môt thủy xưởng được thiết lập ngay trên bờ sông Sài Gòn từ thế kỷ thứ 19, trên một khu đất rộng chừng 53 mẫu tây. Thủy xưởng này có nhiều ụ nổi đủ sức tân trang và đại kỳ những chiến hạm cỡ lớn.

Các đại đơn vị thuộc quân chủng Hải Quân được tổ chức như sau.

Bộ Tư Lệnh Hành Quân Sông, gồm có:

1. Vùng III Sông Ngòi đóng tại Sài Gòn, chỉ huy các Giang Đoàn Xung Phong.

2. Vùng IV Sông Ngòi đóng tại Cần Thơ, chỉ huy các Giang Đoàn Xung Phong.

3. Lực Lượng Thủy Bộ (LL Đặc Nhiệm 211) đóng tại Bình Thủy, chỉ huy các Giang Đoàn Thủy Bộ.

4. Lực Lượng Tuần Thám (LL Đặc Nhiệm 212) đóng tại Châu Đốc, chỉ huy các Giang Đoàn Tuần Thám.

5. Lực Lượng Trung Ương (LL Đặc Nhiệm 214) đóng tại Đồng Tâm, chỉ huy các Giang Đoàn Ngăn Chận.

Bộ Tư Lệnh Hành Quân Biển, gồm có:

1. Hạm Đội: Chia thành Hải Đội I Tuần Duyên, Hải Đội II Chuyển Vận, và Hải Đội III Tuần Dương, gồm nhiều chiến hạm đủ loại, đủ cỡ hoạt động trong sông cũng như ngoài biển, từ vĩ tuyến 17 đến Vịnh Thái Lan.

2. Các vùng duyên hải: Chỉ huy các Duyên Đoàn, Giang Đoàn, Đài Kiểm Báo, Hải Đội Duyên Phòng, Tiền Doanh Yểm Trợ. Mỗi vùng duyên hải chịu trách nhiệm một vùng bờ biển.

- Vùng I Duyên Hải, đóng tại Đà Nẵng, chịu trách nhiệm từ vĩ tuyến 17 đến Quảng Ngãi.

- Vùng II Duyên Hải, đóng tại Cam Ranh, chịu trách nhiệm từ Bình Định đến Phan Thiết.

- Vùng III Duyên Hải, đóng tại Vũng Tàu, chịu trách nhiệm từ Phước Tuy tới Kiến Hòa.

- Vùng IV Duyên Hải, đóng tại Phú Quốc, chịu trách nhiệm từ Mũi Cà Mau đến biên giới Miên-Việt trong vịnh Thái Lan.

- Vùng V Duyên Hải, đóng tại Năm Căn, chịu trách nhiệm vùng biển Ba Xuyên, An Xuyên, một phần tỉnh Kiên Giang và các hải đảo như Poulo Obi.

Kết luận
Khi đề cập đến chiến tranh là nói đến tàn phá và chết chóc (nhất tướng công thành vạn cốt khô!), nhưng ngoài việc hy sinh xương máu để bảo vệ tổ quốc, QLVNCH cũng đã đóng góp đắc lực vào việc xây dựng đất nước. Các doanh trại hàng hàng lớp lớp, các hải cảng, giang cảng tối tân có thể đón nhận những thương thuyền cỡ lớn, những phi trường quốc tế hạng A, những cầu cống tối tân do Công Binh xây cất đã từng thay đổi hẳn bộ mặt quê hương Việt Nam, tự một thuộc địa nghèo nàn dưới sự cai trị của thực dân Pháp gần 100 năm, thành một quốc gia tiến bộ vào bậc nhất trong vùng Đông Nam Á.

Riêng Quân Lực VNCH, thoát thai từ một đội quân phụ thuộc vào lực lượng viễn chinh Pháp, không có chính nghĩa quốc gia, nhưng sau này đã trở thành một quân lực hùng mạnh dưới thời đệ nhất Cộng Hòa vào năm 1955 cho tới khi tàn cuộc chiến. Biến cố đau thương vào tháng 4 năm 1975 đã bức tử quân đội miền Nam, nhưng dư âm và hình ảnh oai hùng của người lính chiến VNCH vì dân trừ bạo vẫn còn ghi sâu vào tâm khảm mọi người.

Cuộc đời như "như mây nổi, như gió thổi, như chiêm bao," như "bóng câu qua cửa sổ". Mười mấy tám năm trôi qua như gió thoảng ngoài hiên, nhưng đối với người lính chiến Việt Nam, dù lưu lạc nơi đâu vẫn tưởng như đêm nào còn ôm súng chờ giặc nơi tuyến đầu. Mỗi khi nhắc đến quá khứ, người ta cho đó chỉ là "vang bóng một thời." Nhưng đối với những chiến sĩ QLVNCH, những người trong cuộc, những người đã từng cầm súng đánh lại bọn Cộng Sản vong nô, những chứng nhân hào hùng và đau thương của cuộc chiến, sẽ không thể nào quên được một tập thể trong đó họ đã đóng góp biết bao xương máu và cả tuổi hoa niên. Mỗi khi nhắc đến lịch sử oai hùng của QLVNCH, những người lính chiến Việt Nam tưởng như nhắc lại chính cuộc đời mình và những trách nhiệm cũng như bổn phận đối với đất nước chưa làm tròn.

Vì vậy, dù không còn được cầm súng giết giặc ngoài sa trường, nhưng người lính QLVNCH vẫn bền gan đấu tranh trên các mặt trận chính trị, văn hóa, kinh tế, cho đến khi nào gót thù không còn giầy xéo trên quê hương và thanh bình thịnh vượng thật sự trở về với quốc gia dân tộc. Nếu vì hoàn cảnh bó buộc không thể trực diện đấu tranh với bọn Cộng Sản bạo tàn, ít ra chúng ta cũng không hèn nhát, không phản bội quê hương hay đâm sau lưng đồng đội bằng cách bắt tay với giặc thù dù dưới chiêu bài đẹp đẽ đến đâu đi nữa.

Mọi ý đồ, tham vọng đen tối, ngông cuồng và man rợ của bất cứ cá nhân, đoàn thể hay đảng phái nào đi ngược lại với quyền lợi tối thượng của dân tộc trước sau thế nào cũng bị thất bại. Những chiến sĩ QLVNCH chân chính và xứng đáng luôn luôn sáng suốt để phục vụ cho chính nghĩa quốc gia dân tộc.

Ý Nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của tác giả Lê Anh


LTS: Bài Ý Nghĩa Ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa của tác giả Lê Anh đã được đăng trên trang web Lịch Sử Việt Nam. Hồn Việt xin được trích đăng xin gửi đến toàn thể quý độc giả khắp nơi để tưởng nhớ đến tất cả các chiến sĩ QLVNCH đã hy sinh để bảo vệ Tự Do, no ấm và toàn vẹn lãnh thổ cho mọi người dân miền Nam Việt Nam trước ngày VC cưỡng chiếm. Những người chiến binh QLVNCH hiện tại còn sống khắp đó đây đã, đang và luôn sẵn sàng nhận trách nhiệm cùng với toàn thể dân tộc trước lịch sử đất nước trong trận chiến cuối. Trận chiến đem lại Dân Chủ, Tực Do, Nhân Quyền, no ấm và hạnh phúc thật sự cho toàn dân ba miền nước Việt.

Chân thành cám ơn tác giả Lê Anh và nhóm chủ trương trang web Lịch Sử Việt Nam.
Đã 3 thập niên trôi qua, đã hơn 28 năm mất nước, lịch sử còn ghi đậm hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa với thân phận cùng cực và nghiệt ngã nhưng làm nên bao chiến công lẫy lừng. Người lính đã hy sinh nằm lại trên quê hương. Người lính không chết. Người lính đi vào lịch sử và trở về với Hồn Thiêng Sông Núi. Trong ý nghĩa đó, xin hân hạnh giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Lê Anh tưởng nhớ người lính VNCH trong ngày kỷ niệm Quân Lực 19/6. Chúng tôi chân thành cảm ơn tác gỉa đóng góp quý báu này.

Ý NGHĨA NGÀY QUÂN LỰC 19/ 6

Lê Anh

Trước đây tại Việt Nam, người Việt chúng ta có nhiều ngày lễ lớn của dân tộc, trong đó, ngày Quân Lực 19 tháng 6 hàng năm cũng là một ngày lễ trọng đại đánh dấu thời điểm quân dội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đã đứng lên nhận lãnh trách nhiệm lịch sử trước đất nước và đồng bào. Sứ mạng Vì Dân Vì Nước đã trở thành nghĩa vụ chung của những người cầm súng trước mối âu lo hiểm họa Cộng sản. Người chiến binh VNCH đã đem mồ hôi và chính xương máu của mình để làm tròn bổn phận được giao phó. Trưởng thành trong dòng sinh mệnh của dân tộc, người chiến binh sống gởi thác về còn là niềm hãnh diện của quân lực cũ và xét cho cùng, chúng ta - những người chiến binh VNCH - đã có thể vụng về để đất nước rơi vào tay cộng sản bạo tàn nhưng chắc chắn dân tộc và đất nước thì không bao giờ mất chúng ta.

Nhớ đến trong cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975), một cuộc chiến tranh mà người chiến binh của quân lực VNCH đã cầm súng chiến đấu vì muốn giữ gìn từng tấc đất của nơi chôn nhau cắt rún; vì muốn thực hiện trách nhiệm bảo vệ tự do và sự thịnh vượng của đời sống đồng bào. Người chiến binh VNCH đã vươn vai lên thành Phù Đổng Thiên Vương; đã chiến đấu từng chiến trường khốc liệt để đời như Hoàng Sa dậy sóng biển Đông; Trị Thiên, Huế kiêu hùng; Bình Long, An Lộc anh dũng sáng ngời quân sử thế giới.

Người chiến binh VNCH hiên ngang đứng vững trên khắp bốn vùng chiến thuật của đất nước Miền Nam; đã chiến đấu kéo dài hơn 20 năm liên tiếp bằng những loại vũ khí thứ cấp, cũ kỹ được viện trợ luôn luôn thua kém đối phương; đã kiên trì đấu tranh bằng chính tấm lòng đơn sơ thắm đượm tình tự dân tộc chứ không phải bị giáo huấn, tẩy não bằng bất cứ thứ chủ nghĩa ngoại lai nào cả... để rồi có một tháng Tư rất đen cho số phận toàn dân tộc; có một ngày thật buồn thảm cho vận mệnh đất nước. Người chiến binh của quân lực VNCH được lệnh rời khỏi chiến trường mà địch chưa bao giờ thực sự chiến thắng; được lệnh bỏ lại xóm làng, thị xã, thành phố mà địch chưa bao giờ dám mơ ước chiếm giữ lâu ngày và cuối cùng rời bỏ luôn đơn vị; bỏ luôn cả cuộc chiến tranh mà Bắc phủ bộ Hà Nội tưởng chừng như đường đi không đến và chỉ “ vồ được của nhưng không chiếm được lòng người ” bởi vì người dân ai cũng ngỡ ngàng, xa lạ với những kẻ từ trong rừng rú và còn sống đời tiền sử đã xuất hiện chiếm đoạt Miền Nam.

Người chiến binh của quân lực VNCH có thể đã bị chỉ huy kém cỏi nhưng mỗi người đã từng là một chiến sĩ thiện nghệ; có thể đã được trang bị nghèo nàn nhưng mỗi quân nhân đã từng chiến đấu với sự thông minh của một thiên tài và quân lực VNCH tuy thất bại trong nhiệm vụ bảo vệ Miền Nam vì thế cùng, lực kiệt nhưng những kẻ chiến thắng nào đã thực sự tài giỏi gì hơn ? !

Nếu trong quá khứ, ngày Quân Lực 19 tháng 6 đã là cái mốc quan trọng đánh dấu giai đoạn quân đội thống nhất hành động, quân dân một lòng thì ngày 19 tháng 6 năm nay, các chiến binh của quân lực VNCH tại khắp nơi trên thế giới đều hướng về ngày này, tụ họp lại cùng nghe nhau nói, cùng nói nhau nghe để suy nghiệm những việc đã làm và cũng để tri ân những anh hùng liệt sĩ đã vị quốc vong thân. Nếu ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm xưa, Quân Lực đã vì nhu cầu của thời thế mà làm nên lịch sử thì ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm nay, đây là dịp người chiến binh VNCH tự vấn lương tâm và trách nhiệm trước nỗi an nguy, ly tán của vận mệnh đất nước và dân tộc.

Tại Việt Nam trước 1975, dù bị bạc đãi trong chiến tranh nhưng người chiến binh VNCH vẫn không sờn lòng chiến đấu và đã từng có một thời vang lừng địa danh ghi chiến tích; đã từng là niềm hy vọng của toàn dân mong chờ tin yêu Tự Do chan hòa chung cho cả nước thì tại hải ngoại hiện nay, người chiến binh VNCH dù đã được định cư nơi xứ người hay vẫn đang sống lang thang trên khắp nẻo đường đời, người lính Cộng Hòa cũ vẫn cảm nhận chính mình là một thành phần của toàn dân tộc cả nước và không hề mệt mỏi đối kháng chống lại Cộng sản Việt Nam ở mọi lúc và mọi nơi. Người chiến binh VNCH năm xưa và hôm nay chính là những chứng nhân lịch sử của bao thời kỳ thăng trầm của dân tộc Việt và cũng từng là nạn nhân của các chế độ độc tài cũ và mới nên thấu hiểu nỗi lòng đau xót của toàn dân cả nước nhiều hơn ai hết. Người chiến binh của quân lực VNCH từ quá khứ cho đến hiện tại vẫn luôn luôn là thành phần trung thành gắn bó nhất với những ước vọng chung của người dân tại quê nhà.

Trong tiến trình đấu tranh cho Tự Do Dân Chủ và Nhân quyền tại Việt Nam, người chiến binh VNCH trong nước hiện nay còn chính là thành phần tiêu biểu quan trọng trong một xã hội đang bị đảng Cộng sản Việt Nam kềm kẹp hầu như toàn diện vừa là những người nghèo khó nhất nước nên cũng giống như các tầng lớp quần chúng khác đang bị thống trị ở Việt Nam, họ không còn gì để mất mát nữa. Thậm chí đến mồ mả của những chiến binh VNCH đã bị vong thân, yểu tử cũng không được yên nghỉ. Hài cốt của họ đã bị Cộng sản Việt Nam cày xới cho bung lên dấu vết; đã bị tiêu hủy, vùi lấp cho tan đi chứng tích anh hùng. Cộng sản Việt Nam làm như những chiến binh VNCH đã không từng là những người có một thời cầm súng chiến đấu với lý tưởng yêu nước, thương dân. Cộng sản Việt Nam làm như đất đai trân quí ở các nghĩa trang tại Việt Nam hiện nay chỉ dành riêng cho những người Cộng sản chiến thắng còn những người quốc gia yêu nước chiến bại không ai có quyền được tưởng nhớ đến và không ai có quyền xây dựng mồ mả to lớn hay lưu lại dấu tích an nghỉ nghìn thu.

Trong khi đó nơi xứ người, thân phận lưu vong, bạc bẽo của một quân nhân may mắn được sống còn từ cuộc chiến tranh tại Việt Nam trước 1975 vẫn không khác gì nhiều hơn khi so sánh với các ước vọng hướng đến tương lai của toàn dân tại Việt Nam. Vì vậy, người chiến binh VNCH chắc chắn còn là hình ảnh, biểu tượng của người cán bộ cách mạng sẵn sàng hy sinh, cống hiến cuộc đời còn lại của mình để đấu tranh cho sự nghiệp bảo quốc, an dân và phục hưng dân tộc.

Người chiến binh của quân lực VNCH đã trưởng thành từ trong kinh nghiệm đau thương của tất cả các cuộc chiến tranh đủ loại trong quá khứ và hiện tại. Họ đã có dịp học hỏi thêm kiến thức và tinh hoa từ khắp nơi trên thế giới, cho nên, người chiến binh VNCH trong và ngoài nước còn là những con người tài hoa nhiều hữu ích mà suốt cuộc đời đã tận tuỵ hy sinh và phụng sự cho đất nước và đồng bào.

Vậy trước hồn thiêng sông núi, trước anh linh của những liệt sĩ, anh hùng, nhân ngày Quân Lực 19/6 năm nay, người chiến binh VNCH từ trong nước cũng như tại hải ngoại quyết tâm sát cánh bên nhau cùng với toàn dân cả nước, kiên nhẫn tiếp tục tranh đấu cho đến ngày hoàn thành quang phục quê hương, lật đổ cho bằng được chế độ Cộng sản bạo quyền tại Việt Nam.

19/6/2003

Lê Anh

TÌNH CHINH NHÂN


Quê em BIỂN MẶN dừa xanh
Sóng tình HOA BIỂN dổ dành người thương
KIẾP NGHÈO một nắng hai sương
LỐI VỀ XÓM NHỎ cuối đường cầu tre
Đượm nồng TÌNH THẮM DUYÊN QUÊ
Rung rinh GÁNH LÚA hẹn thề đêm trăng
NƯƠNG CHIỀU khói toả lều tranh
Vài con BƯỚM TRẮNG lượn quanh liếp cà
Hương thầm còn mãi TÌNH XA
Bướm HOA THẠCH THẢO còn ra nổi này
CON THUYỀN KHÔNG BẾN có hay
THU SẦU cô quạnh tháng ngày đơn côi
SUỐI MƠ chất chứa ngàn đời
Sao MÙA THU CHẾT còn rơi rớt nhiều
ĐÈN KHUYA một bóng cô liêu
ĐÊM ĐÔNG buốt giá tình yêu ngỡ ngàng
ĐÒ CHIỀU chưa tiễn đưa sang
NỔI LÒNG sao biết thiên đàng ái ân
TRÚC ĐÀO rụng khắp đầy sân
DUYÊN QUÊ mong gặp một lần cho vơi
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG trong đời
DẤU CHÂN KỶ NIỆM một thời học sinh
Và TRANG NHẬT KÝ riêng mình
Làm sao có được chuyện TÌNH THIÊN THU
Lặng nhìn từng GIỌT MƯA THU
Nghe như TUYẾT LẠNH uẩn u sao đành
Lật từng LƯU BÚT NGÀY XANH
Nghe như LỆ ĐÁ vây quanh nổi niềm
THU SẦU chẳng phải của riêng
Mà sao mãi thấy PHỐ ĐÊM hững hờ
ĐÒ CHIỀU chở mấy vần thơ
Chở nàng thi sỉ TÌNH BƠ VƠ sầu
Ôi NHỮNG ĐỐM MẮT HỎA CHÂU
NỦA ĐÊM NGOÀI PHỐ nhuốm màu thê lương
MONG NGƯỜI CHIẾN SỈ sa trường
Vào trong CÁT BỤI gíó sương không sờn
Để ai GIẤC NGỦ CÔ ĐƠN
Để cho CÔ BÉ DỖI HỜN phòng the
Từng đêm TRĂNG SÁNG VƯỜN CHÈ
TRĂNG MỜ BÊN SUỐI nghe se sắt lòng
Quạnh hiu gối chiếc phòng KHÔNG
NGHÌN TRÙNG XA CÁCH nhớ mong ngập trời
NẮNG CHIỀU giăng sợi đơn côi
GIỌT MƯA TRÊN LÁ khóc đời hợp tan
Bao giờ em bước SANG NGANG
Để thôi GIỌT LỆ ĐÀI TRANG không còn
GA CHIỀU ngóng đợi héo hon
TẦU ĐÊM NĂM CỦ vẫn còn đâu đâu
Từng đem TRĂNG RỤNG XUỐNG CẦU
Cho em biết SẮC HOA MÀU NHỚ thương
Cho em ĐÔI BÓNG bên đường
Chung HAI LỐI MỘNG một phương trời hồng
Sá gì giá lạnh ĐÊM ĐÔNG
NỔI BUỒN GÁC TRỌ chờ mong ngày về
Nghìn trùng MẤY DẬM SƠN KHÊ
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ trăng thề còn đây
Tình yêu NHƯ CÁNH VẠC BAY
LÂU ĐÀI TÌNH ÁI không xây một mình
Từ ngày XẾP ÁO THƯ SINH
ANH ĐI CHIẾN DỊCH đăng trình nặng vai
NGẬM NGÙI cửa đóng then gài
NGƯỜI YÊU CỦA LÍNH không phai má đào
Lỡ khi BIẾT TRẢ LỜI SAO
TÌNH CHÀNG Ý THIÊP ai sầu hơn ai
Đượm nồng TIẾNG SÁO THIÊN THAI
Cho dù NGĂN CÁCH nếu hai mai đầu
Một lòng ĐỪNG NÓI XA NHAU
NGƯỜI YÊU LÝ TƯỞNG trọn câu vẹn thề
Rồi MỘT MAI QUA CƠN MÊ
HAI VÌ SA LẠC đi về BẾN MƠ
VẮNG XA vẫn mãi đợi chờ
Để em viết tiếp BÀI THƠ CUỐI CÙNG
Có ai THƯONG VỀ MIỀN TRUNG
QUÊ NGHÈO sỏi đá khốn cùng điêu linh
Lòng như KHÚC HÁT ÂN TÌNH
Trãi dài QUÊ MẸ nắng bình minh vui
MƯA TRÊN PHỐ HUẾ sụt sùi
CHO NGƯỜI TÌNH LỠ bùi ngùi vấn vương
VỀ ĐÂU MÁI TÓC NGƯỜI THƯƠNG
NƯẢ ĐÊM THỨC GIẤC lòng tương tư sầu
Dẫu rằng HAI ĐỨA GIẬN NHAU
Vẫn không như thể QUA CẦU GIÓ BAY
Một lần TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Là em THEO LÁ VÀNG BAY mất rồi
Dẫu cho CAY ĐẮNG TÌNH ĐỜI
NGƯỜI EM SẦU MỘNG tuyệt vời yêu anh
Ân tình GẠO TRẮNG TRĂNG THANH
Làm sao NƯỚC MẮT LONG LANH cạn dòng
Bây giờ TRÊN ĐỈNH MÙA ĐÔNG
NGƯỜI EM XÓM ĐẠO chỉ mong một điều
Thương em HÃY NHỚ NHAU NHIỀU
Hãy xin LÝ LUẬN TÌNH YÊU thế nào
Cũng xin đừng VẪY TAY CHÀO
TÌNH YÊU TRÃ LẠI TRĂNG SAO thật buồn
MỘT LẦN DANG DỞ đau thương
THA LA XÓM ĐẠO thánh đường bơ vơ
Hằng đêm QUÁN NHỎ ĐỢI CHỜ
Ôm sầu LẺ BÓNG vần thơ bẽ bàng
Còn đâu HOA SỨ NHÀ NÀNG
Gặp em trở lại CÔ HÀNG XÓM xưa
Còn đâu HUYỀN THOẠI CHIỀU MƯA
NHỮNG NGÀY THƠ MỘNG đón đưa hẹn thề
Em SAO KHÔNG THẤY ANH VỀ
MIỀN TRUNG THƯƠNG NHỚ tái tê lạnh nhiều
ĐÊM TÀN BẾN NGỰ cô liêu
AI RA XỨ HUẾ hắt hiu tháng ngày
Ôi chao THÀNH PHỐ MƯA BAY
KHÓC NGƯỜI TRINH NỬ đắng cay tình đời
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT đôi nơi
NGẬM NGÙI cắn chặt bờ môi nhạt màu
BAO GIỜ TA GẶP LẠI NHAU
NỔI BUỒN HOA PHƯỢNG giọt sầu ly tan
Anh XIN TRẢ LẠI THỜI GIAN
ĐƯA EM VÀO HẠ thênh thang vùng trời
Thật tình ANH BIẾT EM ƠI
DƯ ÂM ngày mộng ngàn đời khó quên
CĂN NHÀ MÀU TÍM êm đèm
MỘT TRỜI THƯƠNG NHỚ làm nên chuyện tình
NÉT BUỒN THỜI CHIẾN điêu linh
Ráng đi em CHUYỆN CHÚNG MÌNH tính sau
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN địa đầu
Trao em ÁO ĐẸP NÀNG DÂU mai này
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI có hay
ĐÊM BUỒN TỈNH LẺ tháng ngày héo hon
TÌNH YÊU CÁCH BIỆT mỏi mòn
SAO ANH LỖI HẸN em còn đơn côi
Ngày MAI ANH ĐI XA RỒI
ĐÒ TÌNH LỠ CHUYẾN bờ môi nhạt nhoà
TÀU ĐÊM NĂM CỦ mấy toa
BIỆT LY em tiễn cành hoa hồng vàng
NỔI LÒNG mang tận quan san
Là như vai nặng HÀNH TRANG GIÃ TỪ
Phương này VẦNG TRÁN SUY TƯ
Xem như GIÂY PHÚT TẠTỪ trong đêm
Mà SAO EM NỞ ĐÀNH QUÊN
RỪNG CHƯA THAY LÁ gọi tên bốn mùa
Tiền đồn THÁNG SÁU TRỜI MƯA
Trọn tình thương nhớ CHO VỪA LÒNG EM
Trở về MỘT CHUYẾN BAY ĐÊM
VÙNG TRỜI NGÀY ĐÓ càng thêm mặn nồng
Trử tình TRĂNG SÁNG ĐỒI THÔNG
CƠN MÊ TÌNH ÁI phiêu bồng lãng du
Ngõ hồn lạc lối VƯỜN THU
MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ ngục tù con tim
Ngày mai anh BIẾT ĐĂU TÌM
LINH HỒN TƯỢNG ĐÁ im lìm bơ vơ
Đắm chìm THU VỚI NÀNG THƠ
CHUYỆN NGƯỜI ĐAN ÁO đợi chờ đêm đông
Xin em ĐỪNG TRÁCH DIÊU BÔNG
BUỒN VƯƠNG MÀU ÁO má hồng chưa phai
Sao em NHƯ TIẾNG THỞ DÀI
NGHẸN NGÀO lệ đắng giọt đài trang tuôn
Để cho TỪ ĐÓ EM BUỒN
NẾU MAI ANH CHẾT chim muôn gọi đàn
TÌNH YÊU VỖ CÁNH băng ngang
GA CHIỀU PHỐ NHỎ đèn vàng xót xa
Phận nghèo mang KIẾP CẦM CA
ĐIẸU RU NƯỚC MẮT phòng trà từng đêm
THỀM TRĂNG còn đọng môi mềm
GIỌNG CA DĨ VÃNG buồn thêm nản lòng
Cho em BẢY NGÀY ĐỢI MONG
SAO ANH KHÔNG ĐẾN phòng không cuối tuần
Anh còn VỌNG GÁC ĐÊM SƯƠNG
CHIỀU MƯA BIÊN GIỚI còn vương giặc thù
BỐN VÙNG CHIẾN THUẬT mật khu
Bên RỪNG LÁ THẤP sương mù giăng giăng
Trên đồi HOA TÍM BẰNG LĂNG
NHỚ MẦU HOA TÍM đêm trăng thuở nào
Chuyện tình HÒ HẸN trăng sao
PHÚT ĐẰU TIÊN ấy nghe xao xuyến lòng
LẶNG THẦM hoa tím bên song
Ngập ngừng GÕ CỬA hằng mong trao nàng
KỂ TỪ ĐÊM ĐÓ thênh thang
ĐƯỜNG LÊN SƠN CƯỚC vai mang chử tình
Đếm từng sợi NẮNG THỦY TINH
Để riêng em mãi NHỚ MÌNH ANH THÔI
Đường tình NHẬT KÝ ĐỜI TÔI
CÁNH BUỒM CHUYỂN BẾN nhẹ trôi im lìm
CHIỀU VỀ trên những đồi sim
TÌNH THƯ CỦA LÍNH gởi niềm riêng em
Có loài HOA NỞ VỀ ĐÊM
Một loài HOA TRẮNG mang tên là Quỳnh
Gót chân NGƯỜI LÍNH CHUNG TÌNH
BẠC MÀU ÁO TRẬN vẫn tình không phai
Lối về hẹn một ngày mai
ĐƯỜNG XƯA LỐI CỦ sánh vai tình hồng
Bây giờ em THẤY GÌ KHÔNG
Làm sao em biết NỔI LÒNG NGƯỜI ĐI
Bây chừ ĐÔI NGÃ CHIA LY
Cho NGƯỜI Ở LẠI CHARLIE nghìn trùng
Đường chiều phủ kín MƯA RỪNG
NGƯỜI GIÀU CŨNG KHÓC trời rưng rưng sầu
Cạn nguồn GIÒNG LỆ THƯƠNG ĐAU
Thương HÀN MẠC TỬ sớm mau lìa trần
PHÙ DU kiếp sống chinh nhân
ĐOÀN NGƯỜI LỮ THỨ bước chân âm thầm
Và SAO CHƯA THẤY HỒI ÂM
Của người TÌNH LỞ TRĂM NĂM đợi chờ
Dẫu rằng TÌNH LÀ SỢI TƠ
Dẫu rằng em vẫn BƠ VƠ cuối tuần
Phương này PHIÊN GÁC ĐÊM XUÂN
BUỒN VUI ĐỜI LÍNH trầm luân tháng ngày
chiều nào TỪ GIÃ THƠ NGÂY
Người đi chinh chiến vui vầy nước non
Bao giờ sông núi vẫn còn
TÌNH ANH LÍNH CHIẾN chưa sờn chí trai
TÌNH ANH BIỂN RỘNG SÔNG DÀI
Trời vào xứ mộng THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM
Gió sương DẤN BƯỚC THĂNG TRẦM
BÂY GIỜ THÁNG MẤY lạnh căm ngoài trời
Lỡ như PHỐ VẮNG EM RỒI
Tình mình ĐOẠN TUYỆT lệ rơì rớt sầu
MAI LỠ HAI MÌNH XA NHAU
Cầm bằng nước chảy QUA CẦU GIÓ BAY
HẬN NGƯỜI sao dể đổi thay
Và anh BIẾT NÓI GÌ ĐÂY một lời
Em QUỲ LẠY CHÚA TRÊN TRỜI
Sao cho em lấy được người em yêu
Bây giờ em ĐỔI THAY chiều
NGƯỜI THƯƠNG không lấy chọn nhiều lợi danh
Thà yêu NGƯỜI ĐẸP TRONG TRANH
Còn hơn TÌNH PHỤ nở đành đắng cay
Thôi rồi THUNG LŨNG CHIM BAY ...

Hội Cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang vừa thành lập tại Denver


Tin Denver – Trong tình hình kinh tế không tốt đẹp cho Hoa Kỳ nói riêng và thế giới nói chung thì việc thành lập một hội đoàn để sinh hoạt quả là nhiêu khê và khó thực hiện nếu không có tinh thần dấn thân và hy sinh phục vụ. Những hào quang vương giả của nước Mỹ của những thập niên 2000 trở về trước đã biến mất để lại những tâm trạng đầy hoang mang và bi quan cho hầu hết dân chúng Hoa Kỳ khi mỗi ngày thứ Sáu. Một tâm trạng hồi hộp lo âu khôgn biết có nhận được tấm giấy màu hồng (Giấy nghỉ việc, Pink Slip). Nhưng sự kiện bi thảm này không thấy được trong lòng những quan khách tại Denver tối Chủ Nhật 14/6/2009.

Gần 600 quan khách ngồi kín nhà hàng King’s Land, nhà hàng duy nhất có sức chứa trên 500 người tại Denver Colorado. Được biết đây là lần đầu tiên hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang đã được thành hình tại Denver. Với quyết tâm thành lập hội nhân dịp ngày Quân Lực 19/6 ông Nguyễn Trọng Cường và một số anh em cựu quân nhân xuất thân từ 2 quân trường Thủ Đức và Đồng Đế đã không quản ngại khó khăn đứng ra thành lập hội. Quyết tâm của anh em đã được đáp ứng bởi đồng hương và các mạnh thường quân. Cảm tưởng của chúng tôi những người đến từ nam California trong 3 ngày lưu ngụ tại đây đều chung một nhận xét: Người Việt tại Colorado rất hiếu khách. Lo lắng và săn sóc 6 người từ nam California rất chu đáo và tận tình.

Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là khách danh dự được mời chủ toạ buổi tiệc cùng sự hiện diện của ông Nguyễn Vạn Thắng, Chủ tịch Cộng Đồng Denver Colorado, ông Nguyễn Phương Hùng đại diện Dân Biểu Trần Thái Văn, ông Phạm Hòa, Hội trưởng Hội Đồng Đế Nha Trang tại Nam California cùng phái đoàn gồm ông Vũ Thái Bình, Trần Anh Tuấn. Thành phần các hội đoàn Cựu Quân Nhân điạ phương như Không Quân, Hải Quân, Nhảy Dù, Thuỷ Quân Lục Chiến, Biệt Độgn Quân. Một chiến hữu Hải Quân đã rộng rãi ủng hộ 2 ngàn mỹ kim. Danh sách mạnh thường quân khá dà chúng tôi không thể ghi chép toàn bộ trên trang báo.

Một sân khấu được trang hoàng với hàng chữ nền vàng chữ đỏ: “Mừng Ngày Quân Lực 19/6” một khẩu súng garant cắm ngược được úp lên bởi nón sát bên cạnh bi-đông nước (biểu tượng người khuất bóng), thùng đạn và một bàn thờ với khói nhang, trầm hương và hoa quả tạo thành một khung cảnh đầy xúc động trong lễ truy điệu. Nghi thức khai mạc thường lệ với 5 cựu SVSQ trong quân phục kaki vàng, mũ lưỡi trai qua phần chào Quốc Kỳ Việt Nam và Hoa Kỳ. Sau đó phần đặt vòng hoa tử sĩ với hình màu cờ VNCH, Cựu Thiếu Tướng Lê Minh Đảo được mời lên đặt vòng hoa tử sĩ trước bàn thờ trong khi bản nhạc Chiêu Hồn Tử Sĩ được trổi lên với chiêng trống kêu gọi những Hương Linh Anh Hùng Tử Sĩ về Thượng Hưởng chứng giám tấm lòng thành của những người may mắn còn lại sau cuộc chiến. Sau phần đặt vòng hoa, cựu chiến sĩ Nhày Dù Nguyễn Huy Hoàng cùng ca sĩ Lệ Hằng đã ngâm bài Chiến Sĩ Trận Vong để chấm dứt phần nghi lễ sau khi niệm hương.

Chương trình được mở màn với 2 bản hợp ca Xuất Quân và Lục Quân Việt Nam. Ông Trần Đức Hận (MC) đã đọc lời Chào Mừng và tuyên bố lý do xen kẽ qua 2 bản hợp ca. Ông Hội Trưởng Nguyễn Trọng Cường, một cựu Tù Nhân Chính Trị xuất thân khóa 10B/72 đương kim Hội Trưởng của nhiệm kỳ thứ nhất đã đọc điễn văn nói về ý nghĩa Ngày Quân Lực. Chương trình văn nghệ xen lẫn với phần đọc diễn văn lần lượt của ông Nguyễn Vạn Thắng, Chủ Tịch Cộng Đồng Denver, Colorado, bài viết của một đại diện giới trẻ đã ca ngợi sự hi sinh của thế hệ Ông, Cha, Chú Bác. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo trong phần phát biểu cảm tưởng đã tả lại hiện tình đất nước trong những giây phút cuối cùng ngày 30/4/1975 và ca tụng sự chiến đấu dũng cảm của quân dân Việt Nam. Cựu Thiếu Tướgn cũng không quân nhắn nhủ thế hệ thứ hai, thứ ba về những thành quả đã gặt hái và đừng quên bổn phận tranh đấu cho một nước Việt Nam Dân Chủ, Tự Do.

Ông Nguyễn Phương Hùng đại điện Dân Biểu Trần Thái Văn đã trao bằng Tưởng Lục chúc mừng đến hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang. Ông Hùng nói: “ … Dân Biểu Trần Thái Văn đã sinh trưởng trong một gia đình quân đội, là cháu ruột gọi bằng cậu, cố Trung Tướng Dư Quốc Đống, cựu Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù, DB Trần Thái Văn đã ý thức tầm quan trọng của những người quân nhân trong quân đội VNCH, Những hi sinh, mất mát và đóng góp cho đất nước đã xứng đáng cho các cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế được tiếp nhận bằng Tưởng Lục này. Không ai hiểu và thông cảm người Việt bằng người Việt, xin quý hội nhận tấm bằng Tưởng Lục như một món quà của văn phòng Dân Biểu Trần Thái Văn, chúc mừng sự hình thành của Hội và Vinh Danh Ngày Quân Lực…” Ông Nguyễn Trọng Cường đã thay mặt Hội tiếp nhận vinh dự.

Chương trình sau đó được tiếp tục với phần văn nghệ giúp vui và dạ vũ. Các ca sĩ đến từ nam California như Lệ Hằng, Tuyết Hạnh, Vũ Thái Bình hợp cùng ca sĩ điạ phương trong những màn đơn ca, song ca, hợp ca qua những bản hùng ca, những tình khúc thời chinh chiến. Đặc biệt Thiếu Tướng Lê Minh Đảo thể theo lời yêu cầu của một số chiến hữu đã trình bày một bản nhạc tiếng Pháp.

Ngoài chương trình Vinh Danh Quân Lực và ra mắt Hội cựu SVSQ Thủ Đức và Đồng Đế Nha Trang, Ban Tổ Chức cũng đã kêu gọi gây quỹ giúp Thương Phế Binh Thủ Đức và Đồng Đế. Thiếu Tướng Lê Minh Đảo đề nghị lấy tên ngọn đồi số 10 làm mốc gây quỹ (ám chỉ 10 ngàn mỹ kim). Ban tổ chức lúc 10 giờ đêm tuyên bố số tiền ủng hộ là 9400 mỹ kim. Ông nguyễn Phương Hùng lên sân khấu kêu gọi tiếp: “Chúng tôi những nghệ sĩ đến từ Nam California giúp vui cho đồng hương Denver và không nhận thù lao của BTC, chúng tôi kêu gọi đồng hương Denver sẽ không phụ lòng đóng góp của chúng tôi và sự mong muốn của Thiếu Tướng Lê Minh Đảo là “ngọn đồi số 10”. Và sau lần đếm 1, 2 một người trẻ, anh tên Sử Ngọc Minh, chủ nhân tiệm vàng chưa hề mặc nhà nhà binh nhưng rất yêu đời lính đã ủng hộ 600 mỹ kim để tròn con số 10 ngàn kỹ kim. BTC cho biết toàn bộ số tiền 10 ngàn mỹ kim sẽ được dành cho quỹ cứu trợ TPB.

Tuesday, June 16, 2009

Hình Ảnh và bài viết về QLVNCH





















TRẢ LỜI CÂU HỎI CỦA BẠN TRẺ QUÁCH VI

Ở LOS ANGELES VỀ QLVNCH

Ngày 11/06/2006 - Phạm Phong Dinh

Nhà văn TRẦN VIỆT HẢI ở Los Angeles đă nhận được thư hỏi của bạn Quách Vi ở thành phố Los Angeles và đă chuyển thư đó đến cho chúng tôi. Những câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi thật thú vị, hay và lạ, phản ảnh sự quan tâm của giới trẻ Việt Nam ngày nay đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Thú vị bởi các bạn trẻ đa số theo cha mẹ di tản sang Mỹ từ thuở c̣n rất nhỏ, hoặc sinh ra và lớn lên trên xứ người, nhưng các bạn vẫn tìm kiếm những sự thật về cội nguồn của ḿnh, trong đó có những Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa từng một thời anh dũng chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc, mà chắc rằng gia đ́nh, ông bà, cha mẹ của các bạn trẻ đă thụ nhận công lao và ân nghĩa máu xương ấy của các anh. Sự hiện hữu của gần ba triệu người Việt, trong đó có thành phần thế hệ trẻ Việt Nam trên những đất nước tự do toàn thế giới : Hoa Kỳ, Canada, Úc, Pháp, Nhật,... sau ba mươi mốt năm không phải là một sự đương nhiên, mà chính là do sự tận lực chiến đấu đến tận ngày cuối cùng là ngày 30.4.1975 của Những Ngưới Lính QLVNCH, ngăn chận bước tiến của giặc cộng, để cho hàng trăm ngàn người di tản có được những khoảng thời gian tối thiểu an toàn ra đi. Hayï là v́ bạn trẻ đă có lẽ tự t́m hiểu được nhiều danh xưng của những đơn vị chiến đấu của QLVNCH. Lạ là do bạn trẻ đă hỏi chúng tôi làm sao phân biệt được sự khác nhau giữa các binh chủng. Đó là những câu hỏi lần đầu tiên chúng tôi rất sung sướng được nghe và được hỏi, v́ bạn Quách Vi đă cho chúng tôi một cơ hội để đem h́nh ảnh Người Lính QLVNCH đến gần các bạn trẻ hơn. Xin cám ơn bạn rất nhiều.

Bạn trẻ Quách Vi đặt cho chúng tôi ba câu hỏi như sau, mà chúng tôi mạo muội xin các bậc đàn anh trong quân đội cho phép được giải đáp một cách tổng quát :

1./ Tại sao QLVNCH lập ra ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân ? Vai tṛ của họ có trùng hợp hay không ? Nếu trùng hợp tại sao lại phân chia ra như vậy ?

2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ? Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau ?

3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng Dù th́ hai đơn vị này có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân, chiến thuật tác chiến, có đúng không ?

Xin được lần lượt trả lời từng câu hỏi của bạn trẻ Quách Vi như sau.



Vai tṛò của ba binh chủng Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến và Biệt Động Quân không có sự trùng hợp, bởi sự phân nhiệm chiến đấu từ lúc khởi đầu các binh chủng này được h́nh thành. Mỗi binh chủng thực hiện phần trách nhiệm của ḿnh trong cuộc chiến tranh tự vệ chống cộng sản Miền Bắc, đáp ứng với sự biến chuyển của từng thời kỳ.

Binh chủng Nhảy Dù : Là một trong những lực lượng chính qui của QLVNCH được thành lập sớm nhất, gắn liền với lịch sử h́nh thành cùa


QLVNCH , là binh chủng anh cả của toàn quân đội. Đơn vị Nhảy Dù Việt Nam được thành lập đầu tiên chính là Đại Đội 1 Nhảy Dù Đông Dương, vào ngày 1.1.1948, chiến đấu dưới sự điều động của quân đội Pháp tại Việt Nam. Những Đại Đội Dù khác tiếp theo được thành lập. Ba năm sau, các Đại Đội Nhảy Dù Việt Nam được nâng lên cấp tiểu đoàn. Các Tiểu đoàn Dù VN hoạt động như là những đơn vị tổng trừ bị, sẵn sàng ứng chiến và phản ứng nhanh trong bất kỳ hoàn cảnh nào, có mặt trong thời gian sớm nhất ở bất cứ mặt trận nào, với nhiệm vụ giải tỏa áp lực địch lên quân bạn, giải quyết cán cân chiến trường. Ở thời điểm đó, quân đội Pháp hăy c̣n dùng chiến thuật nhảy dù từ trên không xuống để tràn ngập trận địa và thanh toán nhanh chiến trường.

Sau khi đất nước bị phân đôi từ ngày 20.7.1954, th́ gần như toàn bộ các lực lượng quân đội Việt Nam đều di chuyển vào Miền Nam. Ngày 1.5.1955, Liên Đoàn Nhảy Dù được thành lập. Mười năm sau, ngày 1.12.1965, chương sử mới của binh chủng Nhảy Dù được mở ra với buổi lễ xuất quân hùng hậu của Sư Đoàn Nhảy Dù với thành phần gồm 3 lữ đoàn bao gồm 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Với chiều dầy kinh nghiệm chiến đấu trên mọi chiến trường lớn và khốc liệt từ Bắc vào Nam, với những thành tích lừng lẫy, binh chủng Nhảy Dù vẫn luôn được Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH tin tưởng trong vai tṛ làm lực lượng Tổng Trừ Bị. Tổng Trừ Bị khác với các sư đoàn bộ binh ở chỗ Nhảy Dù luôn luôn di động khắp mọi miền đất nước để đáp ứng với đ̣i hỏi khẩn cấp của những mặt trận mà những đơn vị bộ binh hay Địa Phương Quân không giải quyết được. Sư đoàn bộ binh chỉ hoạt động trong khu vực quân khu và khu chiến thuật của ḿnh, rất ít ra khỏi vùng trách nhiệm, ngoại trừ một vài biệt lệ.

Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến : Sau Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến là một lực lượng kỳ cựu của quân đội VNCH, xuất thân từ các Đại Đội Commandos, Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn của hai quân chủng Hải Quân và Lục Quân (Quân chủng là những lực lượng lớn mà trong đó có thành phần là những lực lượng nhỏ, binh chủng hay sư đoàn). Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến được chính thức thành lập từ Sắc Lệnh ngày 15.10.1954 do Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm kư ban hành. Hai điều khoản 1 và 3 của Sắc Lệnh quy định rơ nhiệm vụ của Thủy Quân Lục Chiến như sau :

Điều khoản 1 : Hiệu lực kể từ ngày 1.10.1954, nay thành lập trong tổ chức Hải Quân Việt Nam một binh chủng bộ binh đặc trách kiểm soát các thủy tŕnh và thực hiện những cuộc hành quân thủy bộ dọc theo bờ biển Nam Hải và trong sông ng̣i, mang tên “Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến “ hay “Bộ Binh Hải Quân”


Điều khoản 3 : Binh chủng Thủy Quân Lục Chiến sẽ gồm nhiều đơn vị khác nhau tùy theo nhiệm vụ, đă có sẵn trong quân chủng Hải Quân và Lục Quân, hay sẽ được thành lập tùy theo kế hoạch phát triễn của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ngày 1.1.1955, các Đại Đội Commandos (cũng thuộc quyền điều động của Pháp và vào Nam sau ngày 20.7.1954) cùng các Đại Đội Yễm Trợ Giang Đoàn được kết hợp nâng lên thành Tiểu Đoàn 1 TQLC. Sau đó là việc h́nh thành Tiểu Đoàn 2 TQLC. Quân số tăng trưởng đến cấp liên tiểu đoàn, nên có đề nghị từ cấp chỉ huy TQLC cho nâng binh chủng lên ngang tầm với Nhảy Dù, trở thành một binh chủng biệt lập với Hải Quân và được làm lực lượng Tổng Trừ Bị cho Bộ Tổng Tham Mưu. Kế hoạch này măi đến năm 1965 mới được chấp thuận, Bộ Tư Lệnh TQLC được thành lập để chỉ huy hai Chiến Đoàn TQLC với 5 tiểu đoàn TQLC và 1 tiểu đoàn pháo binh, tách ra khỏi Hải Quân và chính thức mang danh xưng dầy kiêu hănh : Tổng Trừ Bị của QLVNCH. Sau Tết Mậu Thân 1968, với thành tích chiến thắng ở hai mặt trận lớn là Sài G̣n và Huế của Thủy Quân Lục Chiến, Bộ Tổng Tham Mưu thấy đă đến lúc cho thành lập Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến. Đến năm 1970 thì́ Sư Đoàn có 3 Lữ Đoàn với 9 tiểu đoàn bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh và các tiểu đoàn yễm trợ tiếp vận. Tình hình chiến trường sau năm 1968 đă trở nên nặng độ, một Sư Đoàn Dù không đủ cáng đáng được nhiều mặt trận lớn cùng một lúc, Sư Đoàn TQLC nhận vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị QLVNCH, hănh diện sánh vai và chia sẻ gánh nặng chiến trường với Sư Đoàn Nhảy Dù, nhưng vẫn giữ nhiệm vụ khởi đầu từ năm 1954 là hành quân thủy bộ, kiểm soát vùng biển và sông ngòi Miền Nam.

Binh chủng Biệt Động Quân : Là một lực lượng đàn em của hai binh chủng Dù và TQLC, ra đời ngày 1.7.1960 để đáp ứng với hình thái chiến tranh du kích của Việt cộng ở Miền Nam bắt đầu dậy lên từ năm 1959 với những hành động tàn bạo của chúng như ám sát, bắt cóc, khủng bố, đấp mô, gài ḿn trên đường, phá cầu cống, ngăn trở giao thông,...

Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ đă giúp huấn luyện binh chủng Biệt Động Quân. Tổng Thống Ngô Đình Diệm của nền Đệ Nhất Cộng Ḥa đă chỉ thị Nhảy Dù, các sư đoàn bộ binh tuyển những chiến sĩ t́nh nguyện sang chiến đấu dưới màu cờ của binh chủng Biệt Động Quân. Nên sau này các bạn trẻ thấy nhiều vị chỉ huy BĐQ và sĩ quan có người mang trên ngực áo những cánh dù trắng. Dần dần, có 65 đại đội BĐQ được thành lập. Năm 1961, một dự án được Tổng Thống Diệm phê chuẩn để nâng tổng số lên thành 81 đại đội BĐQ. Biệt Động Quân có nghĩa là một lực lượng quân đội có những công tác hoạt động đặc biệt và hành quân biệt lập. Những đại đội BĐQ được huấn luyện chiến thuật phản du kích, chống sự xâm nhập của thổ phỉ Việt cộng vào những vùng kiểm soát của Quân Đội VNCH, t́m và tiêu diệt địch ngay trong những an toàn khu của chúng.

Tổng Thống Diệm đă đích thân chọn lựa những đại đội ưu tú nhất của các sư đoàn bộ binh để cải chuyển sang thành các đại đội BĐQ. Như vậy, Biệt Động Quân giải quyết những chiến trường nhỏ, đương đầu với những toán Việt cộng, thường thường là cấp đại đội, chủ động t́m và đánh vào chỗ trú ẩn của chúng trước, chứ không chờ đợi mặt trận nổ lớn rồi mới đến, hay mở những cuộc hành quân lùng địch cấp tiểu đoàn, lữ đoàn hoặc chiến đoàn như Dù và TQLC.

Năm 1963, binh đội cộng sản Bắc Việt bắt đầu vào Miền Nam mở những trận đánh lớn cấp tiểu đoàn. Để thích ứng với với t́nh h́nh khẩn trương đó, cấp đại đội không c̣n đủ hỏa lực đối đầu với cấp tiểu đoàn địch, các đại đội BĐQ được kết hợp thành tiểu đoàn. Khi địch mở những trận địa chiến cấp trung đoàn, các tiểu đoàn BĐQ lại được kết hợp thành những liên đoàn, mỗi liên đoàn có 3 tiểu đoàn bộ binh. Đó là thời điểm sau năm 1966, song song với sự phát triễn lớn mạnh của toàn QLVNCH, BĐQ cũng được nâng lên cấp Liên Đoàn, với năm Liên Đoàn 1, 2, 3, 4 và 5 BĐQ. Mỗi liên đoàn được làm thành phần trừ bị của mỗi Vùng Chiến Thuật mang con số tương ứng, riêng Liên Đoàn 5 trực thuộc Vùng III Chiến Thuật. Như vậy từ thời điểm 1966, lực lượng Mũ Nâu BĐQ đă chia gánh nặng chiến tranh với hai binh chủng đàn anh trong vai tṛ trừ bị Vùng, sau này là trừ bị quân khu (từ cuối tháng 10.1970, Vùng được đổi tên là Quân Khu). Đến cuối năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt được giải thể, nhiều binh sĩ và sĩ quan chuyển sang BĐQ. Đồng thời lực lượng Dân Sự Chiến Đấu Thượng (CDIG) và Biệt Kích Thượng Mike Force cũng được sáp nhập vào BĐQ, nâng tổng số tiểu đoàn lên đến 54. Đầu năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu soạn thảo một kế hoạch tái tổ chức binh chủng BĐQ, kếp hợp 54 tiểu đoàn thành 15 Liên Đoàn BĐQ, làm thành phần trừ bị chiến thuật cho ba Quân Khu I, II và III, bởi Sư Đoàn Dù và TQLC đă được Quân Khu I cầm giữ vô thời hạn, QLVNCH cần đến BĐQ như là một lực lượng thay thế, ít nhất là cơ động phản ứng, tăng viện và tiếp cứu nhanh trong mỗi quân khu.

Tình hình càng đòi hỏi, quân số Tổng Trừ Bị thiếu hụt, nên Bộ Tổng Tham Mưu đă nâng các Liên Đoàn 4, 6 và 7 BĐQ lên thành Tổng Trừ Bị. Năm 1975, có kế hoạch tổ chức đến 4 sư đoàn BĐQ phân phối cho bốn quân khu, nhưng chỉ có Sư Đoàn 101 BĐQ được hình thành trong tháng 4.1975 tại Sài Gòn. Kết luận :

Mỗi binh chủng từ lúc thành lập nhận một nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược riêng và dần dần tiến hóa biến đổi theo cùng với t́nh h́nh. Từ sau năm 1971 trở đi, cộng sản Hà Nội đă mở những mặt trận kiểu quy ước chiến (có nghĩa là dàn quân đánh lớn bằng đủ loại hỏa lực chúng có, thách thức ư chí và sức mạnh của QLVNCH), nên ba binh chủng xuất sắc nhất của QLVNCH là Dù, TQLC và BĐQ cũng phải dàn đại quân nghênh chiến. Đánh lớn khắp nơi, những đặc điểm riêng của từng binh chủng không c̣n được phân biệt rơ, để chỉ c̣n một binh pháp chung, là cùng làm Tổng Trừ Bị. Mỗi binh chủng đều có những kinh nghiệm, quan niệm hành quân và chiến thuật cá biệt, cơ cấu tổ chức và huấn luyện khác nhau. Nói là trùng hợp th́ không hẳn đúng, v́ quân đội cần rất nhiều lực lượng tổng trừ bị để tung ra các chiến trường đỏ lửa. Mỗi binh chủng có màu cờ, màu mũ đội trên đầu, sắc áo riêng và niềm hănh diện truyền thống của binh chủng ấy.

2./ Biệt Cách Dù và Lực Lượng Đặc Biệt có giống nhau không ?Câu trả lời là Có và Không. Có là vì các chiến sĩ ấy cùng chiến đấu dưới huy hiệu chung của Lực Lượng Đặc Biệt (Hình con Hổ Nhảy Dù). Không là vì́ nhiệm vụ mỗi bên khác nhau. Lực Lượng Đặc Biệt được thành lập năm 1957, với những nhiệm vụ bí mật và đặc biệt như nhảy ra Bắc lấy tin tức, sách động dân chúng, các sắc tộc nổi dậy, viễn thám sang đất Lào, quấy phá vùng biển miền Bắc. Năm 1961, LLĐB thành lập thêm một số Đại Đội Biệt Cách Nhảy Dù Biệt Lập để làm thành phần hỗ trợ, ứng cứu cho những toán nhảy qua Lào hay ở những vùng biên giới nguy hiểm.

Năm 1964, các Đại Đội BCD được kết hợp thành Tiểu Đoàn 91 Biệt Cách Nhảy Dù, vẫn chịu sự chỉ huy của LLĐB. Năm 1968, Tiểu đoàn được cải danh thành Tiểu Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù. Song song với hoạt động của Tiểu Đoàn 91 BCD, LLĐB c̣n thành lập Trung Tâm Hành Quân Delta. Tháng 8.1970, LLĐB được giải thể (bởi sau năm 1968, LLĐB không c̣n phụ trách xâm nhập đất liền và vùng biển miền Bắc nữa), binh chủng chỉ c̣n tồn tại Trung Tâm Hành Quân Delta và Tiểu Đoàn 81 BCD, hai đơn vị này sáp nhập lại thành Liên Đoàn 81 Biệt Cách Nhảy Dù, quân số dần dần lên đến 3,000 chiến sĩ và được chia ra làm ba Bộ Chỉ Huy Chiến Thuật. Mỗi Bộ Chỉ Huy Chiến thuật có 4 Biệt Đội, mỗi Biệt Đội có 200 chiến sĩ.

Biệt Cách Nhảy Dù (Mỹ gọi là Airborne Ranger) có nghĩa là hành quân biệt lập và cách biệt với mọi binh chủng bạn, bởi nhiệm vụ quá đặc biệt và bí mật của binh chủng này. Nhiệm vụ chính yếu là nhảy toán (mỗi toán thông thường là 6 người), thâm nhập vào các mật khu, hậu cứ địch để lấy tin tức, quấy rối, phá hoại căn cứ địch, bắt cóc tù binh, cung cấp tọa độ đánh bom cho Không Quân, khám phá những kho vũ khí, thực phẫm của địch. Khi t́nh thế cho phép th́ các chiến sĩ BCD cũng tổ chức đánh địch ngay trong ḷng địch. Nói chung, Liên Đoàn 81 BCD được h́nh thành không phải để nhận nhiệm vụ đánh trận địa chiến. Các chiến sĩ BCD được ví von như là những chiếc “chén kiểu” quí giá vô cùng, v́ các anh được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt. Sở trường của BCD là đánh đêm. Tuy nhiên, khi t́nh h́nh nguy ngập như trong Tết Mậu Thân 1968, Mùa Hè Đỏ Lừa 1972, Phước Long 1974, Bộ Tổng Tham Mưu đă sử dụng Liên Đoàn 81 BCD như là một lực lượng Tổng Trừ Bị tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường. Sau chiến thắng Mùa Hè 1972 ở An Lộc

và Quảng Trị, Liên Đoàn 81 BCD được vinh dự làm lực lượng Tổng Trừ Bị sánh vai với các binh chủng tinh hoa bậc nhất của QLVNCH. Cán binh Hà Nội học thuộc ḷng câu kinh nhật tụng sau đây : “Có ba thứ trong Nam là tử thần, đừng gặp là hơn : Nhảy Dù - Biệt Cách Dù và Bom B 52”.

Xin trả lời câu hỏi : Biệt Kích Mỹ và Lực Lượng Đặc Biệt (Special Forces) là một hay khác nhau. Câu trả lời là hoàn toàn khác nhau.

Xin nói về LLĐB trước : Thành lập năm 1957 và nằm dưới quyền điều động của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH để thực hiện những công tác đặc biệt và tối mật : nhẩy ra Bắc lấy tin tức, trà trộn vào dân chúng Việt Nam hay người sắc tộc, thám sát những hệ thống tiếp vận trên đường ṃn Hồ Chí Minh, nhẩy sang Lào thám sát hệ thống đường ṃn HCM, đổ bộ và quấy phá vùng biển miền Bắc. LLĐB là một binh chủng nằm trong QLVNCH. Mối tương quan duy nhất của LLĐB với Biệt Kích Mỹ là cùng đóng chung trong những trại biên pḥng dọc theo biên giới Việt - Miên - Lào.

LLĐB được giải thể tháng 8.1970 vì đă hết nhiệm vụ nhẩy Bắc, nhẩy Lào và đổ bộ biển.

Biệt Kích Mỹ : Danh từ này rất mơ hồ, dùng để chỉ chung hai lực lượng được CIA Mỹ mướn và trả lương, hoàn toàn không thuộc về QLVNCH :

a./ Pḥòng Vệ Dân Sự : CDIG (Civil Defence Irregular Group). Gồm toàn những thanh niên người Thượng của nhiều bộ tộc ở cao nguyên miền Trung, ở vùng biên giới Việt - Miên - Lào, một số khác là người Việt gốc Miên. CDIG có nhiệm vụ đồn trú trong những trại dọc biên giới Việt - Miên - Lào ở những nới CIA nghi ngờ là những điểm từ đó binh đội Bắc Việt xâm nhập vào lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. CIA nghĩ rằng người Thượng, người Miên là dân tộc miền núi chiến đấu giỏi, thông thuộc rừng núi, là nơi sinh ra và lớn lên của họ. Thông thường mỗi trại quân số lên đến vài trăm người, có sĩ quan Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ chỉ huy, sau này lại có thêm sĩ quan LLĐB Việt Nam đến, nhưng coi bộ quân CDIG không thích mấy và rất miễn cưỡng chịu thi hành lệnh của sĩ quan LLĐB Việt Nam. Các trại biên pḥng luôn là mục tiêu tấn công của quân cộng, v́ các trại ấy là trở ngại rất khó chịu trên đường xâm nhập hay hoạt động của chúng trong lănh thổ VNCH.

b./ Biệt Kích Mỹ : hay c̣n gọi là Mike Force do danh xưng Mobile Strike Force (Lực Lượng Tấn Công Cơ Động). Lính Biệt Kích Mỹ giống như Pḥng Vệ Dân Sự, do CIA mướn và trả lương, với thành phần là người Thượng và Miên. Họ mặc áo rằn ngụy trang(camouflag) rất khác biệt và rất dễ nhận ra so với áo rằn Dù, rằn TQLC, BCD, hay hoa rừng của BĐQ.


Lính Mike Force, như danh xưng, là một lực lượng hành quân tích cực hơn CDIG, thông thường là tiếp cứu những trại Pḥng Vệ Dân Sự bị cộng quân tấn công. Biệt Kích Mỹ không có nhiệm vụ tiếp cứu các đồn trại của QLVNCH. Nhưng ngược lại, nếu cần th́ chính các đơn vị QLVNCh sẽ tiếp cứu các trại CDIG và Biệt Kích Mỹ.

Năm 1970, LLĐB Mỹ rút về nước, bàn giao CDIG và Mike Force cho QLVNCH, từ đó quân số hai lực lượng này nằm trong quân số của QLVNCH, do chính quyền VNCH quản trị và trả lương. Bộ Tổng Tham Mưu đổi tên hai lực lượng này thành Biệt Động Quân Biên Pḥng cấp tiểu đoàn, mỗi tiểu đoàn trấn đóng một trại biên pḥng dọc theo biên giới Việt - Miên - Lào khắp bốn Vùng Chiến Thuật. Cuối năm 1973, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định băi bỏ các trại biên pḥng, cho sáp nhập BĐQ Biên Pḥng vào hợp chung với Biệt Động Quân b́nh thường, và đều nằm chung dưới quyền chỉ huy của Bộ Chỉ Huy Biệt Động Quân. Có tất cả 54 tiểu đoàn BĐQ vừa biên pḥng vừa b́nh thường được gom lại thành 45 tiểu đoàn, từ đó thành lập 15 liên đoàn BĐQ phân phối trên ba Quân Khu I, II và III (Quân Khu IV với các sư đoàn bộ binh và lực lượng Địa Phương Quân - Nghĩa Quân lớn mạnh, đủ sức đánh dẹp quân cộng, nên không cần các binh chủng Tổng Trừ Bị và BĐQ nữa). 3./ Biệt Cách Dù và Nhảy Dù đều dùng dù th́ có liên hệ mật thiết về kỹ thuật hành quân và tác chiến không ? Câu trả lời là Không, bởi lẽ nhiệm vụ chiến thuật, chiến lược của hai binh chủng hoàn toàn khác nhau.

Nhảy Dù : Binh chủng Tổng Trừ Bị, có nhiệm vụ đánh trận địa chiến, kết hợp liên binh chủng rất hùng hậu như pháo binh, thiết giáp, không quân. Tuy mang tiếng nhảy dù, nhưng những trận đánh có nhảy dù thực sự từ trên máy bay xuống rất ít, chỉ một đôi lần, thí dụ rơ nhất là trận Ấp Bắc năm 1963. Về sau, v́ hỏa lực pḥng không của địch quá mạnh, chiến trường đa số thuộc vùng rừng núi rất trở ngại cho việc nhảy dù, nên kỹ thuật được ưa thích nhất là nhảy từ trực thăng xuống (gọi là chiến thuật trực thăng vận), vừa an toàn, vừa tập họp binh sĩ một cách nhanh chóng và đầy đủ nhất. Tuy vậy mỗi năm, mỗi chiến sĩ Dù từ binh sĩ lên đến hàng sĩ quan, ai cũng phải nhảy dù gọi là “Nhảy bồi dưỡng” một số saut ở những địa điểm an toàn.


Biệt Cách Dù : (Airborne Ranger) Cũng là một binh chủng Tổng Trừ Bị nhưng hoàn toàn không nằm dưới quyền điều động của sư đoàn Nhảy Dù, quan niệm và kỹ thuật hành quân, tác chiến cũng rất khác biệt.


Bởi nhiệm vụ đặc biệt và bí mật, nhảy toán nhỏ, nên chiến sĩ BCD hoạt động sâu trong vùng địch, hoàn toàn cách biệt với các binh chủng bạn. Binh chủng liên hệ mật thiết và luôn luôn là “ good and super friends” của BCD là các chiến sĩ trực thăng của Không Quân, và các anh Không Quân có nhiệm vụ đưa các anh BCD đến địa điểm để nhảy xuống, rồi bay đến bốc các BCD về. Cũng được học nhảy dù như các chiến sĩ Dù Mũ Đỏ, nhưng các chiến sĩ Dù Mũ Xanh BCD chưa từng nhảy dù trên trận địa bao giờ, và rất dễ bị địch phát hiện từ trên không. Biệt Cách Dù không được huấn luyện đánh trận địa chiến, trang bị hỏa lực nhẹ, đi rừng rất giỏi, đánh trong thành phố thần sầu, sở trường đánh đêm. Tuy vậy, khi cần thì́ các BCD cũng được Bộ Tổng Tham Mưu ném vào những chiến trường lớn như An Lộc, Quảng Trị Mùa Hè 1972, Phước Long 1974 để đánh trận địa chiến, các anh đă anh dũng hoàn thành sứ mạng.

Nhân ngày Quân Lực 19.6 năm nay, kỷ niệm 41 năm ngày Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đứng ra gánh vác trách nhiệm lèo lái, bảo vệ Tổ Quốc và Dân Tộc, chúng ta, những người còn sống dù là lính hay là dân, là thế hệ thuộc chiến tranh hay thế hệ trẻ Việt Nam trong thời b́nh, xin chân thành cúi đầu tưởng nhớ đến anh linh của 250 ngàn chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă anh dũng hy sinh trên khắp nẽo chiến trường trong ṛòng ră hai mươi năm, ngậm ngùi tiếc thương các anh và chia sẻ niềm đau cùng với hàng triệu quả phụ cô nhi, chân thành tri ân 500 ngàn chiến sĩ QLVNCH chiến thương vẫn c̣n sống khoắc khoải, đói khổ cùng cực ở quê nhà. Những người lính đă chết, các anh thương binh bên kia bờ Thái B́nh Dương và những người lính chúng ta c̣n sống, tất cả đều tự hào đă từng mặc chiếc áo lính màu xanh ô liu, hoa Dù, áo rằn Cọp Biển, Biệt Cách Dù, áo hoa rừng Biệt Động Quân, áo trắng Hải Quân, áo xanh Không Quân, kiêu hănh được chiến đấu dưới Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ Đại Nghĩa Việt Nam và dưới bóng Lá Quân Kỳ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Dù có một lần QLVNCH bị các thế lực thù và “bạn” bức tử, nhưng tất cả NHỮNG NGƯỜI LÍNH QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA vẫn luôn ngẫng cao đầu đi vào lịch sử chống xâm lăng từ phương Bắc và́ đă bền bỉ đổ máu xương bảo vệ TỔ QUỐC, làm tṛòn TRÁCH NHIỆM của người trai thời chiến. Những người lính ấy luôn nêu cao DANH DỰ của một quân đội mà luôn là cơn ác mộng triền miên của cộng sản và binh đội Bắc Việt. Chúng chỉ thắng được chúng ta, những Người Lính QLVNCH khi chúng ta đă bị buộc phải buông súng. Nếu cây súng còn trên tay, viên đạn cuối cùng vẫn còn nằm trong ṇồng súng, thì́ bọn tiểu nhân Hà Nội chưa chắc đă dám ngỗ ngáo đắc chí đến tận ngày nay.

Sau ba mươi mốt năm, chúng ta, Những Người Lính QLVNCH đă không cần súng, ấy vậy mà cộng sản Hà Nội vẫn cứ ăn không ngon, ngủ không yên. Bởi lẽ, Người Lính QLVNCH là khắc tinh, là cơn ác mộng hăi hùng của chúng đến vô tận vô cùng.

Phạm Phong Dinh